Một máy bay chở khách của Air New Zealand. Hãng đã phải cắt giảm 80% công suất bay đến Australia nhằm đáp ứng các biện pháp cách ly dịch bệnh |
Hoạt động chở khách và thương mại sân bay đình trệ
“Đây là cuộc chấn động lớn nhất mà ngành hàng không thế giới phải đối mặt từ trước đến nay” trích lời Giám đốc điều hành Qantas Airways Ltd (QAN.AX) Alan Joyce trong một bản ghi nhớ gửi đến 30,000 nhân viên của hãng vào hôm nay (17/3)
Qantas - công ty hàng không lớn nhất của Australia cũng vừa công bố kế hoạch cắt giảm 90% số lượng chuyến bay quốc tế và 60% chuyến bay nội địa. Kế hoạch cắt giảm sẽ kéo dài đến hết tháng 5, ảnh hưởng đến 150 máy bay của hãng.
“Mục tiêu của chúng tôi đảm bảo duy trì số lượng việc làm của hãng và giúp Qantas vượt qua thời kỳ khó khăn này”, thì ông Joy Joyce cho biết.
Hãng hàng không Air New Zealand cũng tuyên bố vào thứ hai (16/3) sẽ cắt giảm 80% công suất bay đến Úc kể từ ngày 30/3 cho đến 30/6. Tuyên bố được đưa ra sau khi hai nước cùng thống nhất về kế hoạch cách ly 14 ngày đối với tất cả hành khách di chuyển trên các chuyến bay.
Tại khu vực Châu Á, hãng hàng không Cathay Pacific Airway của Hongkong vừa đạt được thỏa thuận trị giá 703 triệu USD với hãng cho thuê máy bay BOC Aviation nhằm bán lại 6 máy bay Boeing 777-300ER để huy động tiền mặt cho các hoạt động của hãng. Cathay Pacific Airway là một trong những hãng hàng không đầu tiên chịu ảnh hưởng do coronavirus. Chỉ trong tháng 2, hai thương hiệu của hãng là Cathay Pacific và Cathay Dragon đã chịu khoản lỗ lên tới 257.5 triệu USD.
Cathay Pacific Cũng cho biết sẽ cắt giảm tới 90% công suất trong tháng 4, gia tăng đáng kể so với 65% công suất trong kế hoạch trước đấy. “Nếu các biện pháp hạn chế di chuyển không được nới lỏng trong tương lai gần, chúng tôi có sẽ phải duy trì các biện pháp cắt giảm cho đến tháng 5” Giám đốc khách hàng và thương mại của Tập đoàn Cathay Pacific Ronald Lam cho biết trong một tuyên bố của hãng liên quan đến dịch coronavirus.
“Dựa trên các số liệu trên lịch đặt chỗ tương lại thấp, chúng tôi vẫn chưa thể xác định các dấu hiệu hồi phục. Sự chênh lệch số lượng đặt chỗ so với năm 2019 sẽ còn gia tăng đáng kể” ông cho biết thêm.
Cơ hội cho vận chuyển hàng hóa hàng không
Sân bay quốc tế Changi (Singapore) |
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa gia tăng là điểm sáng duy nhất cho các hãng hàng không. Các hãng đang nỗ lực chuyển đổi mục đích của máy bay chở khách sang chở hàng. Các hãng hàng không lớn như Cathay Pacific và Korean Air Lines đã tận dụng khoảng trống trên các máy bay để vận chuyển hàng hóa.
Đại diện Qantas cho biết hãng sẽ dành riêng một số máy bay chở khách nội địa vào mục đích vận chuyển hàng hóa để thay thế công suất bay thất thoát từ hoạt động chở khách. Đội bay của hãng cũng sẽ được tối ưu hóa để phát huy hết khả năng chuyên chở.
Công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không (FIS) cho biết hãng cũng ghi nhận sự tăng giá vận chuyển hàng trên toàn bộ các tuyến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. “2020 sẽ trở thành năm của dịch vụ vận chuyển hàng” hãng cho biết.
Tại Singapore, hãng hàng không quốc gia Singapore Airline cũng xác nhận sự gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển so với cùng thời điểm năm ngoái. Tuy nhiên, theo các số liệu đặt chỗ từ tháng 3. dịch vụ chở khách của hãng vẫn đang suy giảm.
Suy thoái hàng không toàn cầu
Bên ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các hãng hàng không Châu Âu và Mỹ cũng đang chật vật trong nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh. Các hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ hiện đang thương thuyết với chính phủ về một gói cứu trợ trị giá 50 tỷ USD, cùng thời điểm Nhà Trắng đang khẩn trương soạn thảo gói hỗ trợ tài chính nhằm đối phó với sự suy giảm nhu cầu đi tại nước này do dịch coronavirus gây ra.
Một hiệp hội thương mại cũng cảnh báo nếu không có hành động cụ thể, các hãng hàng không có thể sẽ hết tiền hoạt động vào cuối năm nay - thậm chí sớm hơn nếu các công ty tín dụng từ chối thanh toán. Những yếu tố trên có thể khiến cho hàng không quốc tế mất đi hàng chục ngàn người lao động.
Tại Châu Âu, cổ phiếu của công ty AIG ( công ty mẹ của British Airways) đã chứng kiến sự mất giá đáng kể vào phiên thứ 2 (17/3) do các biện pháp cắt giảm chuyến bay - một trong những biện pháp các hãng hàng không lớn đang phải duy trì nhằm đối phó với đại dịch.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.