Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh tại các trường đại học

05/01/2014 14:49

ThS. LÊ HOÀI LINH Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh Người phản biện: TS. Nguyễn Thành Đạt


Tóm tắt: Từ khi có nghị định 69/2008NĐ-CP về việc xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,… thì hoạt động đào tạo đã có những thay đổi đáng kể nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường, nhưng lại thiếu định hướng trong chỉ đạo, trong điều tiết vĩ mô, đã tạo điều kiện cạnh tranh giả, ở một góc độ nào đó đã gây ảnh hưởng đến chất lượng, đến kiến thức đội ngũ kế thừa, về mặt lâu dài sẽ làm tổn hại cho sự phát triển của đất nước. Do vậy để phát triển ổn định, bền vững, đòi hỏi các trường phải nghiên cứu xây dựng cho mình mô hình hoạt động tương thích nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ hỗ trợ. Tạo sự ổn định cho sinh viên trong học tập, tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút học sinh, sinh viên.

Từ khóa:  Nghiên cứu xây dựng, mô hình hoạt động tương thức, thu hút học sinh – sinh viên.

Abstract: Since the enactment of Decree No. 69/2008 ND-CP on the socialization of educational activities, there have been great changes in traning activities especially under the market mechanism, but there has been a lack of orientation towards guidance as well as macro adjustment, partially providing chances for unfair competitions and having negative effects on the quality and knowledge of posterity, and the future development of the country. Therefore, for a stable and unshakable development, it is required that Vietnam’s institutions themselves study and build an operation model of compatibility with the aim of enhancing their prestige and reputation through the training quality, scientific research and other educational services, and providing students a good learning environment and ehancing the competitiveness in students enrollment.

Keywords: An operation model of compatibility, study and build, the competitiveness in students enrollment.

Những nước có nền kinh tế chậm phát triển thì vấn đề nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển kinh tế. Do vậy, thời gian qua, Việt Nam đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề này và được thể hiện thông qua việc nâng cấp và bổ sung hệ thống các trường đại học và cao đẳng (ĐHCĐ) trong cả nước. Hiện tại Việt Nam đã có 382 trường đại học, trong đó có 277 trường công lập; và có 214 trường cao đẳng, trong đó có 185 trường công lập. Riêng TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 51 trường đại học (33 trường công, 18 trường dân lập) và 4 học viện [7]. Ngoài ra, việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong và ngoài nước, nhằm tiếp cận với nền khoa học tiên tiến cũng là điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của học sinh.

Ở góc độ nào đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ cho các ĐHCĐ là chủ trương đúng, nhưng lại thiếu sự điều tiết vĩ mô về các quyết định mở ngành, cân đối chỉ tiêu các ngành,… Việc giao quyền tự chủ đó thời gian qua đã chỉ ra nhiều bất cập, nhưng để tồn tại và khắc phục những hạn hẹp về kinh phí và duy trì hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Do vậy, bằng hình thức nào đi chăng nữa các trường vẫn đặt mục tiêu chính là “Tuyển được nhiều sinh viên”.

Hoạt động đào tạo mặc dù có những đặc thù riêng nhưng vẫn không tránh khỏi quy luật của sản phẩm là “Chất lượng” sinh viên ra trường phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ,… Mục tiêu “Tuyển được nhiều sinh viên” đã đặt ra yêu cầu cho các trường phải hoàn thiện và xây dựng lại bộ máy làm việc, với mục đích cung cấp nhiều nhất về thông tin của trường với đối tượng học sinh, sinh viên trong khu vực và trên cả nước.

Điều đó đặt ra nhiệm vụ cơ bản trước mắt của các trường là: Hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên – Củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất – Hoàn thiện quy trình đào tạo – Xây dựng quy chế khuyến khích, hỗ trợ sinh viên trong học tập, trong nghiên cứu khoa học (NCKH).

Để đạt được những điều này đòi hỏi các trường phải xây dựng lộ trình, có kế hoạch, có thời gian chuẩn bị các nguồn lực.

Đối với các trường có truyền thống: Là trường có thương hiệu, cơ sở vật chất tốt do lịch sử để lại, thì nhiệm vụ trên tương đối thuận lợi, chỉ cần chủ trương thích hợp, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giảng viên thì nhất định mang lại hiệu quả.

Các trường mới thành lập (sau năm 2000): Để đạt được các yêu cầu trên cần có sự thay đổi, từ tư duy đến hành động… nhất là hệ thống trường công còn ảnh hưởng bởi tư tưởng thời bao cấp. Để phù hợp với thị trường thời mở cửa, để tồn tại và phát triển thì các trường đại học cũng bắt buộc phải hoạt động với mô hình tương thích như doanh nghiệp, nghĩa là bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống chiến lược “Kinh doanh” bao gồm: Chiến lược ngành nghề, cấp đào tạo – Chiến lược tuyển sinh – Chính sách phát triển thương hiệu – Chính sách tài chính – Chiến lược đầu tư cơ sở vật chất – Chiến lược chất lượng đào tạo và NCKH – Chiến lược dịch vụ hỗ trợ khác.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 12/2013

 

Ý kiến của bạn

Bình luận