Các giải pháp được Cơ quan AFD đề xuất nghiên cứu như: mở tuyến giao thông công cộng chất lượng cao, xây dựng khu vực kết nối giao thông đa phương thức.
Giao thông 24hMặt đường bê tông xi măng (BTXM) trên các tuyến giao thông nông thôn thường được xem xét áp dụng các giải pháp kỹ thuật đơn giản nhất nhằm phát triển mạng lưới giao thông theo hình thức xã hội hóa hoặc có sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, việc tạo khe co theo các phương pháp truyền thống thường gặp khó khăn trong việc thi công khe nối đúng yêu cầu kỹ thuật, độ bằng phẳng kém... Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ xem xét đề xuất một giải pháp mới, sử dụng vách ngăn ở đáy tấm để tạo khe co ngang trên mặt đường BTXM nhằm cải thiện một số khó khăn hiện có của các phương pháp tạo khe co truyền thống.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu của Đại học bang Ohio cho thấy, tỷ lệ TNGT chết người trên các đường phố đô thị cao không kém gì đường cao tốc.
Giao thông toàn cầuHiện nay, việc xây dựng hạ tầng xã hội diễn ra đặc biệt phổ biến. Đây là các công trình dịch vụ công cộng có phạm vi thu hút lớn, đối tượng, thời gian phục vụ đa dạng, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn và tình hình ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, do đó tác động giao thông của các công trình hạ tầng xã hội là lâu dài và rất đáng kể.
Với vận tốc hơn 200 km/h, từ TP. Cần Thơ đến TP.HCM bằng đường sắt tốc độ cao chỉ cần 45 phút thay vì 3 - 4 giờ như trước đây.
Đường sắtHiện nay, thiết bị không người lái (camera bay) được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, từ những mục đích giải trí đến phục vụ các công tác nghiên cứu khảo sát. Việc ứng dụng camera bay trong khảo sát công trình cầu ở Việt Nam còn khá mới mẻ, với những ưu điểm vượt trội của camera bay trong công tác khảo sát. Bài báo giới thiệu những phân tích, đánh giá về công tác khảo sát công trình cầu ở Việt Nam và trên thế giới sử dụng camera bay.
Diễn đàn khoa họcThiết kế kết cấu mặt đường là việc lựa chọn vật liệu và chiều dày các lớp hợp lý để các lớp vật liệu đó có thể kết hợp với nhau, chịu được tác dụng của tải trọng xe và tác động thiên nhiên. Để thiết kế kết cấu mặt đường thì mô-đun đàn hồi (Mr) của các lớp vật liệu nói chung và Mr của vật liệu làm lớp móng kết cấu mặt đường nói riêng là một trong những thông số quan trọng. Nghiên cứu này sẽ ứng dụng mô hình rừng ngẫu nhiên (RF) để dự đoán Mr. Mô hình RF được xây dựng dựa trên 704 dữ liệu thử nghiệm thu thập. Việc đánh giá mô hình được thực hiện sau 100 lần mô phỏng ngẫu nhiên. Hiệu quả dự đoán của mô hình RF được đánh giá thông qua các chỉ số thống kê là R2 = 0,9833, RMSE = 238,18 kPa, MAE = 156,66 kPa. Kết quả này cho thấy mô hình RF là một công cụ hiệu quả trong việc dự đoán Mr, giúp các kỹ sư tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thí nghiệm.
Diễn đàn khoa họcBài báo phân tích ảnh hưởng của hàm lượng xi măng (HLXM) đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn có xét đến phân đoạn thi công. Mô hình được thực hiện bằng phần mềm phần tử hữu hạn với phần tử khối theo không gian. HLXM được thay đổi để so sánh và tìm ra hàm lượng tối ưu. Bên cạnh đó, việc so sánh thủy nhiệt, ứng suất, chuyển vị của bê tông khối lớn với các HLXM khác nhau sẽ được thể hiện một cách chi tiết. Kết quả phân tích cho thấy, HLXM thay đổi dẫn đến sự thay đổi tuyến tính của nhiệt thủy hóa, ứng suất và chuyển vị trong khối bê tông. Khi HLXM tăng lên thì nhiệt thủy hóa cũng tăng theo, do đó nên cần lưu ý trong việc thiết kế cấp phối sao cho hạn chế được nhiệt thủy hóa ở mức thấp nhất.
Diễn đàn khoa họcGPR là một kỹ thuật không phá hủy dựa trên nguyên lý điện từ. Hầu hết các nghiên cứu và ứng dụng trước đây của kỹ thuật này đều dựa vào việc phân tích các tín hiệu phản xạ để đánh giá về môi trường mà sóng truyền qua. Thời gian gần đây, việc nghiên cứu và khai thác sóng trực tiếp để đặc tính hóa môi trường sóng truyền qua cũng đã được thực hiện, trong đó độ sâu ảnh hưởng của sóng trực tiếp (hay phạm vi khảo sát) là một vấn đề quan trọng. Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được thực hiện chỉ ra chiều sâu ảnh hưởng này phụ thuộc vào các yếu tố: khoảng cách ăng-ten, tần số ăng-ten, hệ số điện môi của vật liệu. Tuy nhiên đến nay, các kết quả này vẫn còn chưa được thống nhất giữa các tác giả cũng như giữa lý thuyết và thực nghiệm. Bài báo giới thiệu kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách ăng-ten tới độ sâu khảo sát của sóng trực tiếp trong môi trường vật liệu bê tông.
Diễn đàn khoa họcSử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông là một xu hướng mới trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực môi trường, bảo tồn nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, đồng thời cũng giảm gánh nặng cho các bãi chứa phế thải xây dựng. Cốt liệu bê tông tái chế (RCA) là một dạng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải trong xây dựng, có giá trị sử dụng cao và phạm vi ứng dụng rộng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản của bê tông sử dụng RCA định hướng sử dụng trong xây dựng mặt đường.
Diễn đàn khoa học