Nghiên cứu sự lan truyền sóng nổ trong môi trường đất

Khoa học - Công nghệ 22/08/2014 10:48

NGUYỄN HỮU THẾ Học viện kỹ thuật Quân sự Người phản biện: TS. PHẠM VĂN THOAN TS. NGUYỄN MẠNH THƯỜNG


Tóm tắt: Bài báo trình bày quá trình tương tác của kết cấu với môi trường phi tuyến và trong quá trình thiết kế kết cấu đặt sâu trong nền đất chịu tác động của tải trọng động ngày càng tăng, do vậy trong bài báo này tác giả sử dụng phần mềm Autodyn để nghiên cứu quá trình lan truyền sản phẩm nổ và tương tác với kết cấu công trình. Dùng phương pháp Lagrange Euler để giải quyết sự thay đổi của sản phẩm nổ và đất gần tâm nổ để loại trừ sự biến dạng lớn của lưới.

Từ khóa: Tải trọng nổ, động lực học.

Abstract: This paper presents an interactive process of structural and non-linear environment during design of structures located deep in the ground under the impact of increasing load, so in this article the author uses AUTODYN software to study the spread of explosive products and interact with the building structure. Euler Lagrange method to solve the change of land near the center of explosion and explosion to eliminate the large deformation of the mesh.

Key words: Explosive load, Dynamics.

Các công trình quân sự sử dụng trong các cuộc chiến tranh công nghệ cao là những công trình phải chịu được nhiều loại vũ khí có sử dụng công nghệ tiên tiến. Tải trọng tác dụng lên công trình quân sự bao gồm xung va chạm, sóng xung kích, sóng nén… là các tải trọng động, cường độ lớn, thời gian tác dụng ngắn. Nếu chỉ tính tải trọng nổ trên mặt đất sau đó lan truyền đến kết cấu công trình, trong nhiều trường hợp chưa phản ánh chính xác, bởi thực tế hiện nay có rất nhiều loại vũ khí thông minh có khả năng xuyên sâu vào vật liệu có độ cứng lớn như bê tông, thép sau đó mới phát nổ. Vì vậy, việc nghiên cứu độ sâu đặt lượng nổ đến sức khảng lực của công trình là một vấn đề có tính cấp thiết. Bài báo sẽ trình bày một số phương án bố trí lượng nổ đặt sâu trong nền đất, quá trình nổ và tương tác với kết cấu công trình trong môi trường phi tuyến. Trong số các mô hình môi trường đàn – dẻo khác nhau chúng tôi lựa chọn mô hình Druker – Prager. Đây là mô hình được sử dụng tương đối phổ biến trong các môi trường đất khác nhau, các tham số của môi trường có thể nhận được từ thí nghiệm nén ba chiều của các mẫu đất.

 

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 8/2014

bia up bai

Ý kiến của bạn

Bình luận