Tóm tắt: Hiện nay nhiều dự án ở Việt nam đã sử dụng kết cấu thép trong môi trường biển và vấn đề bảo vệ chống ăn mòn luôn được các kỹ sư quan tâm. Công nghệ bảo vệ kết cấu thép trong môi trường biển của Nhật Bản được đánh giá rất cao, đặc biệt là công nghệ bảo vệ chống ăn mòn vĩnh cửu cho kết cấu lớn. Nhằm đánh giá hiệu quả công nghệ bảo vệ chống ăn mòn ở Nhật Bản và xem xét khả năng áp dụng vào điều kiện Việt nam, tác giả đã cùng đồng nghiệp tiến hành công tác nghiên cứu thực nghiệm các công nghệ bảo vệ cọc thép đã phơi trong hơn 20 năm qua ở hai vị trí tại vùng bờ biển Thái Bình Dương ở thành phố Kimitsu và Vịnh Tokyo ở thành phố Kamitsu ở Nhật Bản. Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá hiệu quả công nghệ bảo vệ cọc thép ở Nhật Bản. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ bảo vệ cọc thép phù hợp ở Việt Nam.
Abstract: Currently many projects in Vietnam have used steel structures in the marine environment and anti-corrosion protection technologies are always interested by Vietnamese engineers. Corrosion protection technologies of steel structures in marine environments of Japan are rated very high, especially permanent anti-corrosion protection technologies for large scale structures. To assess the effectiveness of corrosion protection technologies of Japan and consider the possibility of applying to the conditions of Vietnam, the authors and colleagues have conducted experimental researchs of protection technologies of steel piles exposed for over 20 years at two locations in the sea on the Pacific coast at Kimitsu city and Tokyo Bay at Kamitsu city of Japan. This paper summarizes the results of experimetal researchs and aseesses the effectiveness of protection technologies of steel piles in Japan. Assessment results are the basis for the selection of appropriate protection technologies of steel piles in Vietnam.
Tuổi thọ thiết kế 100 năm của công trình đòi hỏi cần phải nâng cao độ bền của kết cấu nhiều hơn nữa. Do đó nghiên cứu công nghệ bảo vệ công trình có độ bền cao trong môi trường khắc nghiệt là hết sức cần thiết .
Công nghệ bảo vệ chống ăn mòn bằng điện hóa lần đầu tiên được áp dụng ở Nhật Bản vào năm 1953. Từ năm 1960 đến năm 1970, công nghệ phủ dầu và sơn nhựa epoxy được nghiên cứu phát triển để bảo vệ chống ăn mòn trong vùng ngập nước. Khoảng năm 1982, công nghệ sơn phủ bảo vệ cao cấp sử dụng vật liệu Polyethylene và Polyurethane và công nghệ bảo vệ bằng sơn nhựa Epoxy siêu dày cũng được nghiên cứu phát triển. Ngay sau đó năm 1984, công nghệ bảo vệ bằng lớp phủ kim loại sử dụng vật liệu titan cũng được nghiên cứu áp dụng.
Nhằm đánh giá hiệu quả các công nghệ bảo vệ chống ăn mòn ở Nhật Bản để có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ công trình có độ bền cao, đồng thời qua đó xem xét khả năng áp dụng các công nghệ bảo vệ thích hợp vào điều kiện Việt nam, tác giả đã tiến hành công tác nghiên cứu thực nghiệm các công nghệ bảo vệ cọc thép đã phơi trong hơn 20 năm qua ở hai vị trí tại vùng bờ biển Thái Bình Dương ở thành phố Kimitsu và tại Vịnh Tokyo ở thành phố Kamitsu ở Nhật Bản. Công tác thực nghiệm ở Nhật Bản này được sự trợ giúp của nhóm nghiên cứu Tập đoàn thép Nippon Steel & Sumitomo Metal.
Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 9/2014
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.