Nghiện “nhắn tin khi lái xe” là tự sát

Bạn đọc 20/12/2015 16:34

Ngày 19-12, tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM đã diễn ra ngày hội chăm sóc xe với thông điệp “Không nhắn tin khi lái xe”.


lãie
Người Việt nghiện nhắn tin ngay cả khi đang lái xe - Ảnh minh họa: H.N.

Đây là năm thứ ba BVOT Group tổ chức sự kiện “Không nhắn tin khi lái xe” thuộc chuỗi sự kiện “Vì cộng đồng ôtô Việt” với 400 ôtô và 800 khách hàng tham dự. Sự kiện diễn ra trong hai ngày cuối tuần 19 và 20-12.

Tại đây có các chương trình chăm sóc và bảo dưỡng xe chuyên nghiệp gồm 8 bước kéo dài 65 phút cho mỗi xe, mang đến cho khách hàng kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc xe, giúp chủ xe hiểu rõ hơn về xe và lái xe an toàn. Đồng thời cũng phổ biến và nhân rộng thông điệp toàn cầu của Liên Hiệp Quốc “Không nhắn tin khi lái xe”.

Theo ông Trần Hồng Ninh - tổng giám đốc BVOT Group - đơn vị tổ chức, thói quen nhắn tin khi lái xe đang là cái chết không được báo trước đối với những nước có tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao như Việt Nam.

"Thống kê củaBVOT Group cho thấy kết quả gây “sốc”: 90% số tài xế được hỏi thừa nhận ít nhất đã từng nhắn tin khi lái xe và tới 30% tài xế thường xuyên thực hiện việc làm nguy hiểm này. Với tốc độ tăng trưởng điện thoại di động hằng năm của nước ta luôn ở top cao thế giới, nghĩ đến thôi đã cảm thấy rùng mình", ông Ninh nói.

Ông Ninh chia sẻ sự an toàn trên đường dường như là cái gì đó rất mơ hồ bên cạnh thói quen dùng điện thoại hằng ngày đã ăn vào máu người Việt. Nên nhớ, Việt Nam hiện đã lọt vào top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện thoại di động nhanh chóng trong vài năm trở lại đây.

Cũng theo thống kê từ BVOT Group, người sử dụng ôtô tại Việt Nam sở hữu điện thoại di động hầu hết đều là smartphone, đặc biệt là giới trẻ 98,4%, chủ xe từ 18 - 29 tuổi sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh, con số này với độ tuổi từ 30 - 39 là 92% và trên 40 tuổi là 69,6%. Internet, mạng xã hội và các ứng dụng điện thoại xuất hiện như là chất xúc tác khiến người Việt “nghiện” thiết bị cầm tay như smartphone. Việc dùng điện thoại thường xuyên sẽ tạo thói quen nguy hiểm, nhất là khi tham gia giao thông.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận