Người dân thấp thỏm khi đi qua cây cầu phao "tử thần"

Tác giả: Lê Minh

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 04/06/2015 08:35

Hàng loạt tấm ván gỗ trên mặt cầu bị mất mát, mục mối, gãy nát… Hai hành lang cầu có dấu hiệu bị hư hỏng nghiêm trọng, các mối hàn bị bong, gãy từng đoạn.


Đối mặt với "tử thần"

Người dân hai xã Trung Yên và Triệu Độ (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) không lạ lẫm với những chiếc cầu phao “tử thần” bắc qua sông Thạch Hãn, bởi đây cũng chính là con đường ngắn nhất để phục vụ nhu cầu nhu cầu đi lại của bà con dân dân với các xã lân cận và Thành phố Đông Hà (Quảng Trị).Ngoài ra đây còn là con đường đi tìm con chữ của gần 300 em học sinh cấp 3 trong xã đang độ tuổi tới trường.

cauphao6
Cầu phao dân sinh Trung Yên – Triệu Độ bắc qua sông Thạch Hãn

Cây cầu phao dân sinh Trung Yên – Triệu Độ bắc qua sông Thạch Hãn do 5 hộ nông dân góp vốn xây dựng được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng hàng chục năm nay.Đó là các hộ Lê Văn Diện, Trương Đăng Duệ, Lê Đình Uynh, Lê Văn Quý và Phan Khắc Minh.

cauphao
Cây cầu có chiều dài 185m, rộng 2,5m và thiết kế chịu lực 150kg/m3

Trao đổi với PV, ông Lê Đình Uynh – đại diện Ban quản lý (BQL) cầu phao Trung Yên – Triệu Độ cho biết: “Cây cầu này có thiết kế dài 185m, rộng khoảng 2,5m và được làm bằng những chiếc thùng phuy nhựa, ván gỗ, sắt thép… thiết kế chịu lực là 150kg/m2.Số lượng thùng phuy nhựa sử dụng làm phao nổi là khoảng 1.800 chiếc. Ngoài ra, cây cầu còn sử dụng hàng trăm m3 gỗ, cùng nhiều tấn sắt thép trong khi xây dựng. Số tiền bỏ ra xây dựng cầu là khoảng 700 triệu đồng”.

cauphao1
Cây cầu này được làm bằng những chiếc thùng phuy nhựa, ván gỗ, sắt thép… 

 “Mỗi lần đi qua cây cầu phao này chúng tôi có thu phí của người dân. Cụ thể, đối với xe xe ba gác chúng tôi thu 12.000đ/ lượt; xe máy 2.000đ/ lượt; xe đạp và người đi bộ là 1.000đ/lượt”. Mỗi ngày BQL thu về khoảng 1,2 triệu đồng tiền “bán vé” từ nhu cầu đi lại của người dân” - ông Uynh cho biết.

Sau gần13 năm đi vào hoạt động, chiếc cầu phao này cơ bản đã giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân sinh sống trên địa bàn xã Triệu Độ giúp phần nâng cao trình độ văn hóa, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương.

cauphao9
Người và phương tiện dừng chân tại trạm gác để nộp tiền phí qua cầu

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì chiếc cầu phao này cũng là mối đe dọa cho người dân khi thường xuyên đi lại qua đây.Cụ thể, hàng loạt tấm ván gỗ trên mặt cầu bị mất mát, mục mối, gãy nát… Hai hành lang cầu có dấu hiệu bị hư hỏng nghiêm trọng, các mối hàn bị bong, gãy từng đoạn.

cauphao11
 
cauphao2
Mặt cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều tấm ván gõ không còn được lành lặn...

 Thiếu các tấm biển cảnh báo nguy hiểm, phao cứu sinh… Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng tại cây cầu không đảm bảo. Theo quan sát của PV, hệ thông đèn chỉ được trang bị ở hai bên đầu cầu, còn đối với các khu vực còn lại chỉ dựa vào ánh trăng và ánh đèn của phương tiện là chủ yếu.

cauphao12
Các các mối hàn trên lan can bảo về bị bong, gãy từng đoạn.
cauphao5
Hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm, chiếu sáng, phao cứu sinh không được đặt tại các điểm quy định

 Khi PV đặt câu hỏi về mức độ an toàn của cây cầu phao này trong thời điểm hiện tại và mùa mưa bão sắp tới, ông Lê Đình Uynh chia sẻ:“Hiện tại cây cầu phao này đã được các cơ quan chức năng Quảng Trị cấp phép hoạt động, và có đăng kiểm hợp lệ. Như vậy vấn đề an toàn có thể yên tâm".

"Còn về vấn đề một số điểm hư hỏng, mất mát, thời gian tới đây BQL sẽ sử dụng số tiền 400 triệu đồng bảo trì hàng năm để tiến hành sữa chữa. Cố gắng hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay”.“Người dân đi lại theo quán tính quen rồi, dựa vào ánh đèn xe cộng với ánh sáng của Trăng để đi lại, chứ lắp bóng đèn cũng được thôi, nhưng cứ mưa to, gió lớn, cầu rung lắc bị vỡ hết…” - ông Uynh nhấn mạnh.

cauphao13
Ông Lê Đình Uynh - đại diện cho BQL cầu phao Trung Yên - Triệu Độ trao đổi với PV

"Liều mình" đến bao giờ?

Vào những ngày dòng sông êm ả, bà con nơi đây đi lại có phần dễ dàng, song với những tay lái ẩu, chỉ cần nhích ga một chút là có thể ngã xuống sông, sự nguy hiểm luôn đe dọa.. Còn đối với những ngày mưa bão, khi nước sông Thạch Hãn dâng cao, sóng đánh liên hồ kèm theo gió giật cấp 6,7, mặt cầu bị rung lắc mạnh khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân lại khó khăn gấp bội. Vì vậy mà mỗi người dân đi qua đây, họ luôn nơm nớp nỗi sợ “đánh đu” tính mạng của mình với tử thần.

Theo một số người dân địa phương cho biết, vài năm trước đã có một vụ học sinh bị rơi xuống sông Thạch Hãn khi đi qua cây cầu phao này. Do có người gần đó ứng cứu kịp thời, nên đã không có thiệt hại về người.

Anh Tr. Văn Trực (46 tuổi,Triệu Độ) người thường xuyên đi qua chiếc cầu này cho biết: “Để sang được TP. Đông Hà, bà con chúng tôi phải đi qua chiếc cầu phao này. Biết là có nguy hiểm nhưng đây cũng chính là con đường gần như “độc đạo” để vận chuyển hàng hóa gần nhất về với xã. Ngoài ra nó còn là con đường cho các cháu học sinh đi học, bởi nếu phải đi qua một cây cầu khác ở phía trên thượng nguồn sông Thạch Hãn thì xa hơn khoảng hơn 5km”.

cauphao7
Hàng trăm lượt người và phương tiện vẫn chấp nhận đi qua trên cây cầu tạm bợ này mỗi ngày

Theo đó, cầu phao Trung Yên – Triệu Độ bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng và kết thúc sau 23 giờ đêm. Sau khoảng 23 giờ BQL mở cửa tự do và không thu phí.

Nhìn hướng về phía sông Thạch Hãn, nhiều thế hệ người dân Triệu Độ luôn canh cánh bên lòng ước mơ sẽ có một cây cầu mới kiên cố bằng bê tông được bắc qua dòng sông anh hùng này, để con em họ yên tâm đến trường tìm con chữ.

Ý kiến của bạn

Bình luận