Lựa chọn mua xe thông qua các sàn giao dịch trước khi giao dịch trực tiếp đang được nhiều người mua đánh giá cao - Ảnh: Quang Định |
Sự mới mẻ, tiện lợi, chất lượng sản phẩm được cải thiện nhanh chóng đã khiến người tiêu dùng dịch chuyển xu hướng trực tiếp sang trực tuyến nhanh “chóng mặt”.
Thay đổi nhanh chóng
Ngồi nhâm nhi ly café với bạn bè, anh Trương Trần Hoàng (đường Âu Cơ, Q.Tân Phú) nhớ lại thời kỳ anh đi mua chiếc xe hơi đầu tiên cách đây 8 năm. “Lúc đó làm gì có nhiều thông tin như bây giờ, muốn mua xe gì thì nghe ngóng, hỏi thăm bạn bè rồi khoanh vùng loại xe mình muốn mua sau đó mới đi tìm” – anh Hoàng kể.
Thời điểm đó, với nhiều người muốn mua xe hơi, cách thông dụng và cơ bản nhất là đi dạo quanh các showroom, vừa tìm hiểu vừa thấy tận mắt để dễ dàng đưa ra phương án mua hơn. "Hồi xưa là đi coi show room mà bây giờ thế giới thương mại điện tử phát triển, thông tin mua sắm nhiều. Người mua dễ dàng lên nhiều trang tra thông tin, thấy vừa ý mới cần phải ra show room, không thì thôi. Đồng thời, người mua có nhiều sự lựa chọn, nên dễ dàng chủ động sắp xếp đi xem nhiều chỗ trong 1 ngày thay vì đợi người ta gọi mới biết là có xe để mua".
Các sàn giao dịch trở thành điểm “mấu chốt” để thay đổi tư duy mua sắm. “Chỉ cần có smartphone, không cần mất thời gian, công sức, việc mua sắm trở nên đỡ vất vả hơn trước nhiều” – chuyên gia marketing Đặng Ngọc Tú đánh giá.
Theo ông Tú, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, người dùng chỉ cần tìm dòng xe mong muốn, hay kiểu dáng, giá tiền…Sàn giao dịch đem lại nhiều thông tin hơn. Có thể nhanh chóng tìm được các dòng xe trong phân khúc giá đưa ra hoặc so sánh giá cả/thông số của các xe trong cùng dòng xe. Số lượng tin đăng trên các sàn giao dịch rất lớn nên khả năng tìm được các sản phẩm phù hợn cũng cao hơn" Thậm chí, người dùng có thể lựa chọn các phương án mua xe mới hay xe cũ, tỉ lệ sử dụng ra sao sau đó trao đổi, xem xét trực tiếp.
“Các sàn giao dịch nổi bật, uy tín như Chotot.vn, 5giay.vn, muaban.net... với kinh nghiệm lâu năm của mình đã rút gọn rất nhiều các bước tìm kiếm, lựa chọn, tìm hiểu mất thời gian của người đi mua xe” – ông Tú đánh giá.
Tiềm năng cao nhất khu vực
Theo báo cáo của Nielsen tại Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam năm 2017, 45% người dân Việt Nam tiếp cận internet với thời gian truy cập trung bình 2 giờ/ngày. Thêm vào đó, hội thảo Creative Commerce 2017 thống kê 91% người dân sở hữu điện thoại thông minh và nhận định sự nổi lên nhanh chóng của các thiết bị kết nối (smartphone, tablet). Đây là những yếu tố quan trọng góp phần chuyển dịch nhu cầu mua hàng trực tuyến.
Trong khi đó, đánh giá từ Kantar Worldpanel, cho thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn thể hiện sức hút và tiềm năng phát triển rất lớn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thuộc top đầu thế giới với con số ổn định 35%/năm, chỉ đứng sau Thái Lan và Malaysia nhưng dẫn trước những quốc gia phát triển công nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Một trong những dữ liệu quan trong đánh giá một đơn vị thương mại điện tử chính là mức độ chuyển đổi từ việc xem hàng dẫn đến mua sắm thành công. Tại Việt Nam, tỉ lệ người dùng xem hàng qua các trang mua sắm, sàn giao dịch điện tử đạt tỉ lệ mua sắm thực tế lên tới 65%
Với con số này, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong năm 2017, Singapore sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao thứ hai, Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.