Trí tuệ nhân tạo và robot được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng tại Nhật Bản. (Nguồn: Youtube) |
Đối mặt với lực lượng lao động "eo hẹp" nhất kể từ những năm 1970 do tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, các công ty xây dựng của Nhật Bản đã đổ tiền đầu tư vào công nghệ và tạo ra sự hỗ trợ chưa từng thấy cho nền kinh tế nước nhà vốn đang chịu nhiều tác động xấu từ cuộc tranh cãi thương mại Mỹ-Trung.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và robot có thể nhìn thấy khắp nơi tại các công trình xây dựng hoạt động ngày đêm. Các sản phẩm công nghệ tiên tiến này đang thay thế con người chuẩn bị trang thiết bị và di chuyển vật liệu cho việc xây dựng vào ngày tiếp theo.
Đáng chú ý, "tác dụng phụ" của việc sử dụng công nghệ mới này là khiến cho một trong những lĩnh vực kém hiệu quả nhất của Nhật Bản có thể tăng chi tiêu dù nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang đối mặt với suy thoái khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Một trường hợp điển hình là công ty xây dựng Shimizu, nơi đã chi khoảng 3 tỷ yen (27,7 triệu USD) cho robot trong 3 năm qua. Được trang bị bằng các công nghệ AI tân tiến nhất, camera và thiết bị cảm ứng, máy móc xử lý mọi việc từ vận chuyển vật liệu xây dựng và hàn thép, đến lắp ghép trần.
Shimizu ước tính việc sử dụng robot thay thế con người trên công trường xây dựng của công ty giúp tiết kiệm 1,1% sức lao động. Con số này tuy vẫn kém xa mục tiêu của Bộ Đất đai là tăng 20% năng suất trong lĩnh vực này vào giữa thập kỷ tới, nhưng công ty hy vọng sẽ tự động hóa 3/4 công việc của mình với việc tăng thêm nhiệm vụ do robot thực hiện.
Tổng đốc chi nhánh công nghệ xây dựng của công ty, ông Masahiro Indo cho biết: "Một khi robot thông minh hơn, chúng tôi sẽ tăng số lượng công việc (giao cho robot thực hiện)."
Nhờ chính sách kích thích kinh tế mang tên "Abenomics" của Thủ tướng Shinzo Abe, lĩnh vực xây dựng cơ bản phát triển mạnh mẽ, đặt biệt khi Nhật Bản đang hướng tới đăng cai Thế vận hội Olympic 2020 tại Tokyo.
Chính phủ cũng chi tiêu mạnh tay cho các hoạt động ứng phó với thiên tai trong bối cảnh nước này đang phục hồi sau các trận bão lũ.
Các số liệu chính thức cho biết chi tiêu cho lĩnh vực này tăng 7,7% trong quý 2/2019, mạnh hơn nhiều so với mức tăng 1,9% của toàn bộ lĩnh vực công nghiệp. Thành quả này đạt được sau khi chi cho lĩnh vực xây dựng đã tăng vọt 15,3% trong quý trước, và đã giúp bù lại mức giảm 6,9% chi tiêu cho lĩnh vực sản xuất.
Các công ty xây dựng có kế hoạch tăng 15,5% chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2020, nhanh hơn mức tăng 13,5% của năm ngoái và 7,7% của tài khóa trước nữa. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong mọi lĩnh vực.
Tình trạng lực lượng lao động bị thu hẹp càng tệ hơn khi dân số tiếp tục già đi. Số người 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 1/4 số lao động lành nghề trong lĩnh vực xây dựng, trong khi số lao động dưới 30 tuổi chỉ chiếm 1/10, giảm so với tỷ lệ 1/5 hồi cuối những năm 1990.
Thực tế này đồng nghĩa với việc các công ty phải tranh giành lao động, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong hơn 2 thập kỷ qua ở mức 2,2% và số việc làm chờ người lao động gần đạt mức cao nhất trong 45 năm qua.
Chống lại những "cơn gió ngược" này trong khi phải tăng năng suất là rất khó khăn, nhất là đối với các dự án hạ tầng lớn như cải tạo khu vực quanh Ginza Line, một trong những ga tàu điện ngầm đông đúc nhất thủ đô Tokyo.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.