Một bến thủy không phép tại ngã ba đường đê ven sông Hồng - Tỉnh lộ 488 và gần cống thủy lợi thuộc địa bàn xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy thường xuyên có xe tải, tàu ra vào (chụp ngày 17/7). Bến thủy này không có biển báo hiệu đường thủy, máy xúc, gạt vật liệu sát chân đê
Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn đê điều, ngày 7/5/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Trong tập trung vào một số nhiệm vụ như: Giải tỏa, thanh thải vật cản, chướng ngại vật lấn chiếm bãi sông, lòng sông, nạo vét, khơi thông hệ thống kênh tiêu để đảm bảo tiêu úng, thoát lũ.
Song song với đó là tăng cường kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều. Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình liên quan đến thủy lợi, đê điều theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, UBND tỉnh Nam Định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, đơn vị liên quan tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình. Và chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đê điều; kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Một số bến, bãi thủy "không tên" tại địa bàn xã Hồng Thuận, Giao Hương, Giao Thiện thuộc huyện Giao Thủy
Bên cạnh đó giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, đảm bảo mọi phương tiện tàu thuyền, phương tiện phà, đò ngang đủ điều kiện an toàn về người, phương tiện mới được hoạt động.
Tại thị trấn Ngô Đồng có một công trình thủy lợi thi công, hiện rào chắn hai đầu nhưng không có báo hiệu cảnh báo. Cạnh đó một đường điện đã được kéo xuống bãi sông để phục vụ hút cát
Tuy vậy, theo phản ánh của bạn đọc và khảo sát của PV Tạp chí GTVT gần đây trên tuyến đường thủy sông Hồng qua địa bàn huyện Giao Thủy, Xuân Trường và sông Ninh Cơ qua địa bàn huyện Xuân Trường cho thấy hàng loạt cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép. Trong đó, không ít cảng, bến kết hợp làm trạm trộn bê tông, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng công trình kiên cố, để xe chở quá tải ra, vào… xâm phạm, uy hiếp an toàn đê điều trong mùa mưa bão.
Một số hình ảnh cảng, bến thủy tại huyện Giao Thủy, Xuân Trường vi phạm an toàn đê điều mùa mưa lũ:
Một số cảng, bến thủy hoạt động không phép kết hợp làm xưởng sản xuất tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy
Ven sông Hồng thuộc địa bàn xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường cũng có nhiều bến thủy không phép hoạt động, hiện một số vị mặt đê có dấu hiệu hư hỏng
Hai bên bờ sông Ninh Cơ gần cầu Lạc Quần (thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường) cũng có loạt cảng, bến thủy không phép, kết hợp làm xưởng sản xuất vật liệu hoạt động bình thường trong mùa mưa bão
Một số bến bãi đã xây dựng công trình nhà kiên cố, đặt trạm trộn bê tông... Một số đoạn đường tiếp giáp đê thường xuyên bị ngập úng sau mỗi trận mưa lớn (chụp ngày 17/7)
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.