Nhân viên VietJet bị 3 nam thanh niên hành hung tại sân bay Thọ Xuân
Chiều 23/11, tại sảnh ga đi sân bay Thọ Xuân, ba đối tượng là Phạm Hữu An (ngụ phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), Lê Văn Nhị (ngụ xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân) và Lê Trung Dũng (ngụ thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân) cùng đến đây tiễn bạn là anh Mạnh.
Đến khoảng 14h cùng ngày, sau khi anh Mạnh lên hoàn tất thủ tục check in, cả ba ra sảnh và nhờ nhân viên hàng không là chị L.T.G. chụp ảnh chung với mình.
Chị G. từ chối vì đang trong giờ làm thì liền bị ba đối tượng cùng xô vào đánh, tát, đạp. Nhiều người khác vào can ngăn cũng bị ba đối tượng hành hung. Lực lượng an ninh sau đó đã khống chế và bàn giao ba thanh niên cho công an huyện Thọ Xuân xử lý.
Chia sẻ với báo Người lao động, chị L.T.G., nữ nhân viên làm việc cho hãng hàng không Vietjet Air, cũng đã lên tiếng xác nhận vụ việc mình chính là người bị tát, đạp ngã tại sân bay Thọ Xuân. Chị G. cho biết lý do chị bị hành hung đúng như phản ánh, khi đó nhóm này có nhờ chị đứng chụp chung nhưng do quá bận chị đã từ chối và bất ngờ bị đánh.
Chị G. cho biết nam thanh niễn đã hành hung chị rất mạnh tay. Điều này khiến chị bị hoảng loạn và tạm thời phải xin nghỉ làm vì quá sợ hãi.
Trước hành động hung hãn của nhóm đối tượng trên, chiều 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Thọ Xuân đã chính thức bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can để tiến hành điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không trong 12 tháng với 3 người hành hung nhân viên hàng không tại Cảng hàng không Thọ Xuân.
Thêm vào đó, chiều 26-11, Công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 đối tượng đánh nữ nhân viên hàng không ở sân bay Thọ Xuân ngày 23-11 vừa qua để tiếp tục điều tra.
Nam hành khách quát mắng, xông vào nữ nhân viên ở sân bay vì cho rằng bị "bắt xếp hàng" nên check-in muộn
Đây không phải là lần đầu tiên các nữ nhân viên hàng không bị hành khách hung hãn xông vào hành hung dã man, mà trước đó cũng đã có vụ việc tương tự xảy ra. Phải kể đến vụ việc xảy ra vào ngày 6/1/2018 khi nam hành khách quát mắng, xông vào nữ nhân viên ở sân bay Tân Sơn Nhất vì cho rằng bị "bắt xếp hàng" nên check-in muộn.
Theo đó, sự việc xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), nam hành khách (áo sơ mi xanh) đang lớn tiếng quát tháo, chửi bậy nhân viên hãng hàng không Vietjet Air do bức xúc vì đến sớm hơn nửa tiếng so với giờ khởi hành mà không được làm thủ tục.
Sự việc càng bị đẩy lên cao trào khi nam hành khách đặt hành lý là chiếc túi màu đen lên quầy làm việc của hãng bay thì lại bị nữ nhân viên đẩy chiếc túi rơi xuống. Nam hành khách nhặt chiếc túi và đặt lên lần nữa thì lại tiếp tục bị nữ nhân viên đẩy rơi xuống đất trước sự chứng kiến của nhiều người. Quá tức giận, nam hành khách lao vào đánh nữ nhân viên thì ngay lập tức bị lực lượng an ninh sân bay chạy lại khống chế.
Sau đó nam hành khách tranh cãi với nữ nhân viên, cho rằng anh đã đến sớm (có mặt ở sân bay lúc 3h) nhưng do bị yêu cầu xếp hàng nên mới bị muộn, đồng thời nói anh đã 3 lần gặp sự cố bị delay khi đi các chuyến bay của Vietjet, vì vậy anh cần phải được "đền bù".
Đáp lại, nữ nhân viên cũng cho rằng mình đã làm đúng theo quy định, do hành khách đến muộn quá 40 phút nên không thể làm thủ tục, nếu muốn bay chuyến sau thì hành khách phải đóng phí 440.000 đồng.
Tuy nhiên, đại diện hãng hàng không Vietjet Air xác nhận có sự việc tranh cãi của khách hàng đối với nhân viên của hãng tại quầy check in.
Đại diện hãng Vietjet khẳng định: "Sau vụ việc xảy ra, hãng đã làm việc với nhân viên để giải quyết. Về hành vi mà nhiều người cho rằng nữ ca trưởng đẩy hành lý khách xuống đất là không chính xác. Lúc đó nữ ca trưởng chỉ định chuyển hành lý sang vị trí bên cạnh vì túi xách đang để trước mặt nhân viên, nhưng sơ ý bị rơi. Còn hành lý rơi xuống đất lần thứ 2 là do được để không khéo nên tự rơi xuống".
Theo Vietjet Air, nam hành khách này đã đến muộn, nhưng vẫn yêu cầu được check in để lên máy bay. Chuyến bay khởi hành 15h50 nhưng khách đến sau 15h10, nhân viên đã kết sổ trước 40 phút. Đại diện hãng này cho biết, lúc hành khách tới thì hãng đã kết sổ và không thể nhận thêm khách mới.
Nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không ngay giữa sân bay Nội Bài
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vụ việc nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không hãng VietNam Airlines ngay tại sân bay Nội Bài xảy ra vào tháng 10/2016 khiến nhiều người phẫn nộ.
Theo đó, chiều ngày 18/10, tại Nội Bài, Hà Nội 2 hành khách Trần Dương Tùng và Đào Vịnh Thuấn sau khi làm thủ tục đi trên chuyến bay VN7256 từ Hà Nội đi Tp. Hồ Chí Minh đã có hành vi xúc phạm và hành hung 1 nhân viên của Trung tâm khai thác Nội Bài là Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại khu vực quầy làm thủ tục (quầy 38).
Tại đây, một hành khách có hành vi túm cổ áo của nữ nhân viên, một nam hành khách sau đó cũng đi tới dùng chiếc ví da đánh vào đầu nữ nhân viên dẫn đến việc chị Quỳnh Anh bị choáng và buồn nôn, phải đưa đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
Sau đó, chị Quỳnh Anh đã được ra viện, về nhà nghỉ ngơi. Ngay khi xảy ra vụ việc, Vietnam Airlines đã phối hợp với nhà chức trách để lập biên bản, điều tra vụ việc.
Tuy nhiên, lý do khiến nhiều người bất bình hơn cả là bởi 1 trong số 2 người hành hung nữ nhân viên là cán bộ nhà nước. Cụ thể, danh tính 2 người này là ông Trần Dương Tùng và Đào Vịnh Thuấn - nhân viên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Trước vụ việc nêu trên, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sau đó đã ban hành quyết định tạm đình chỉ đối với ông Đào Vịnh Thuấn (nhân viên hợp đồng và là người đã hành hung nữ nhân viên hàng không), yêu cầu ông Thuấn công khai xin lỗi nữ nhân viên hàng không trước ngày 24/10.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không 12 tháng đối với ông Tùng và 6 tháng đối với ông Thuấn.
Để tăng cường hiệu quả công tác xử lý các vụ việc vi phạm tương tự, Cục Hàng không VN yêu cầu TCT Cảng hàng không VN (ACV) chỉ đạo lực lượng kiểm soát an ninh hàng không (KS ANHK) tăng cường cảnh giác, kịp thời phát hiện và trấn áp các hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của nhân viên hàng không ; bảo vệ sự an toàn của nhân dân và nhân viên làm việc trên địa bàn cảng hàng không và tài sản của cá nhân và tổ chức liên quan. Các Cảng vụ hàng không có trách nhiệm tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm nêu trên, cùng lực lượng KS ANHK kịp thời xử lý nghiêm minh. Phía hãng hàng không được yêu cầu chủ động phối hợp với lực lượng KS ANHK và cảng vụ hành không xử lý kịp thời các hành vi tấn công, uy hiếp sức khỏe và tính mạng nhân viên của hãng. Có các biện pháp tích cực phòng ngừa để bảo vệ sự an toàn của nhân viên đối với các đối tượng manh động, côn đồ.Đ |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.