Những ‘bóng hồng’ lặng lẽ giúp đồng đội lập chiến công

Ý kiến phản biện 21/05/2015 18:17

Trong số các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng Công an, công việc của cán bộ bộ phận quản lý hồ sơ khá âm thầm, lặng lẽ. Do đặc thù công việc nên phần lớn cán bộ, chiến sỹ công tác tại bộ phận này đều là nữ.


Nữ cán bộ Phòng Hồ sơ Công an tỉnh Quảng Ninh đang tra cứu thông tin.

Nữ cán bộ Phòng Hồ sơ Công an tỉnh Quảng Ninh đang tra cứu thông tin.

Một ngày đầu tháng 3/2015, PV đã đến tìm hiểu công việc của những “bóng hồng” tại Phòng Hồ sơ, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đơn vị hiện có 22 cán bộ, chiến sỹ, trong đó có 13 cán bộ nữ. Trung bình, đơn vị tiếp nhận khoảng 100.000 tờ khai, thẻ căn cước công dân/năm. Trong đó, mỗi cán bộ, chiến sỹ phải tra cứu khoảng 100 hồ sơ/ngày phục vụ cho các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các nữ cán bộ, chiến sỹ của đơn vị đã quen với việc làm thêm giờ, ngoài giờ, đột xuất.

Trong năm 2014, Hội Phụ nữ Phòng Hồ sơ triển khai 2 công trình gồm: điện tử hóa tàng thư CMND (Trước đây, công việc này làm thủ công, mất nhiều thời gian, công sức. Với ứng dụng khoa học công nghệ mới, năm 2014, các nữ cán bộ, chiến sỹ của đơn vị quét gần 2 triệu tờ khai làm chứng minh); công trình kết nối tàng thư căn cước can phạm, căn cước công dân.

Với những tờ khai cũ, nát, các nữ cán bộ lại cẩn thận dán, phục chế lại để máy tính có thể quét được nội dung. Ứng dụng này phát huy hiệu quả, phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tháng 10/2014, thực hiện công tác cải cách hành chính trong lực lượng CAND; nâng cao hiệu quả công tác tra cứu, khai thác thông tin nghiệp vụ; đáp ứng như cầu điều tra, xử lý tội phạm và các yêu cầu khác của các cơ quan, tổ chức, công dân, Hội Phụ nữ Phòng Hồ sơ, Công an tỉnh Quảng Ninh đăng ký công trình “Phụ nữ tiếp nhận tra cứu yêu cầu nghiệp vụ”.

Nhận thức tầm quan trọng của việc tiếp nhận, tra cứu yêu cầu nghiệp vụ trong công tác Công an, phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và công tác cải cách hành chính trong lực lượng CAND, Hội Phụ nữ Phòng Hồ sơ tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp nhận, trả lời yêu cầu tra cứu và chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn thể hội viên.

Tham mưu cho lãnh đạo thành lập bộ phận “một cửa” tại một phòng riêng, trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để thực hiện công tác tiếp nhận, tra cứu trả lời theo đúng quy trình, quy định của ngành và quy định của pháp luật, phân công cán bộ hội viên trực tiếp giải quyết tiếp nhận, trả lời yêu cầu tra cứu tại bộ phận “một cửa”. Xây dựng quy chế, quy trình thực hiện công tác tiếp nhận và tra cứu đảm bảo đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo.

Cán bộ trinh sát, điều tra viên, cán bộ, chiến sỹ đến thực hiện yêu cầu tra cứu chỉ phải thông qua một đầu mối duy nhất, thay vì phải đến tất cả các đội nghiệp vụ như trước, giảm thời gian tra cứu, giảm phiền hà, nâng cao hiệu quả công tác. Tổ chức tiếp nhận yêu cầu tra cứu từ mọi nguồn; cung cấp, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhu cầu chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của đơn vị và các quy định của ngành, liên ngành, của pháp luật.

Cán bộ, hội viên được phân công thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận “một cửa” chấp hành nghiêm quy trình về công tác tiếp nhận, tra cứu, trả lời yêu cầu thông tin nghiệp vụ, đảm bảo chính xác, nhanh chóng không để lọt đối tượng phạm tội; chú ý phát hiện tội phạm hình sự nguy hiểm, đối tượng truy nã, giả mạo lai lịch, che giấu tung tích nhằm trốn tranh điều tra, xử lý của các cơ quan pháp luật.

Hướng dẫn một cán bộ biết nhiều việc, đảm bảo quá trình tra cứu xuyên suốt không chỉ trong giờ hành chính, mà tra cứu 24/24h phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Qua 5 tháng triển khai, đơn vị tiếp nhận 6.849 yêu cầu tra cứu, trong đó phục vụ đấu tranh phòng chống tội phạm 2.284 vụ, phục vụ công tác bảo vệ nội bộ 3.203 trường hợp, cung cấp thông tin phục vụ xác minh phục vụ xác minh lý lịch tư pháp 1.362 trường hợp,…

Qua công tác khai thác, tra cứu hồ sơ, các nữ cán bộ chiến sỹ của đơn vị đã phát hiện nhiều trường hợp trùng tên, tuổi, năm sinh… giả mạo thông tin cá nhân, giúp Công an các địa phương kịp thời ngăn chặn đối tượng phạm tội lẩn trốn. Ghi nhận những thành tích trên, nhiều năm liền, Phòng Hồ sơ được Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh khen thưởng, đạt danh hiệu Đơn vị thi đua, nhiều cá nhân được khen thưởng đột xuất. Đáng chú ý, năm 2014, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh trao tặng Phòng Hồ sơ danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.

Theo CAND

Ý kiến của bạn

Bình luận