Những điểm sáng thực hiện “mục tiêu kép” của ngành GTVT

Tác giả: Thùy Dương

saosaosaosaosao
20/07/2021 08:23

6 tháng đầu năm 2021 với nhiều khó khăn về dịch bệnh, mặt bằng, nguồn cung cấp vật liệu..., toàn ngành GTVT đã nỗ lực, cố gắng vượt khó triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ.


 

Cac du an cao toc Bac Nam dang khan truong thi con
Cao tốc Bắc - Nam đang được gấp rút thi công

Chú trọng triển khai dự án trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các đơn vị trong ngành GTVT đã hoàn chỉnh thủ tục để khởi công 7 dự án, hoàn thành 5 dự án, đạt 100% kế hoạch.

Điển hình, đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông gồm 11 dự án, hiện nay 7 dự án đã được triển khai thi công, còn 4 dự

Toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT thấm nhuần và thực hiện quan điểm "3 không" là "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm" và "5 thật" là "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thành quả thật" theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Lãnh đạo Bộ sẽ họp giao ban hàng tuần kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nội dung công việc liên quan đến chỉ đạo của Chính phủ sẽ được đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. Các đơn vị cần tập trung cao độ rà soát kế hoạch và công tác triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch, sớm điều chỉnh vốn các dự án chậm tiến độ.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

án dự kiến khởi công trong thời gian tới. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng đã bàn giao được 638,8/652,86 km, đạt 97,8%. Phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao chủ yếu do chưa hoàn thành công tác xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được điều chuyển bổ sung 1.637 tỷ đồng, đảm bảo đủ vốn triển khai 2 dự án mới chuyển sang đầu tư công. Tuy nhiên, công tác thi công một số dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam hiện nay còn đang bị chậm tiến độ bởi vướng mặt bằng, khó khăn trong việc xác định vị trí đổ thải khi thi công dự án, thiếu hụt nguồn vật liệu đắp nền đường. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc này đang được Bộ GTVT phối hợp cùng các bộ, ngành, đơn vị liên quan giải quyết.

Tương tự dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (giai đoạn 1) đang gặp khó khăn trong thi công do nguồn vật liệu cát, đất tại các địa phương và vùng lân cận đang trong giai đoạn rất khan hiếm. Hiện nay, các ban QLDA đã làm việc với lãnh đạo một số địa phương để có nguồn cung cấp cát, đất cho dự án. Cho đến thời điểm này, công tác giải phóng mặt bằng dự án đạt 92,33%, các đơn vị cũng đã triển khai 3/3 gói thầu và đang khắc phục khó khăn để tiếp tục thi công đúng tiến độ. Dự án này có tiến độ giải ngân tốt, đã được điều chuyển bổ sung kế hoạch 647 tỷ đồng.

Về công tác giải ngân của toàn ngành GTVT, ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 6/2021 lũy kế giải ngân được 17.115 tỷ đồng (đạt 40,4% kế hoạch đã phân bổ và 39,8% kế hoạch được TTgCP giao); vượt kế hoạch đã đăng ký 1.150 tỷ đồng và tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2020 (34,1%). Kết quả giải ngân tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2020 và vượt kế hoạch đăng ký đến tháng 6 khoảng 1.400 tỷ đồng. Kết quả giải ngân của Ngành cao hơn bình quân chung của khối các bộ, ngành Trung ương. Theo ước tính của Bộ Tài chính, đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ giải ngân bình quân khối bộ, ngành Trung ương là 26,25%.

Để tiếp tục giữ đà giải ngân cao và đẩy nhanh tiến độ trong 6 tháng cuối năm, Vụ trưởng Nguyễn Danh Huy cho rằng, trong quá trình thực hiện kế hoạch, các đơn vị cần căn cứ kết quả giải ngân chi tiết hàng tháng đã được Bộ chấp thuận để làm cơ sở chỉ đạo điều hành thực hiện, trong đó chú ý đến các mốc tiến độ theo chỉ đạo của Bộ. Đồng thời, chủ đầu tư/ban QLDA cần quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động theo quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo chất lượng công trình, coi việc đảm bảo chất lượng công trình là ưu tiên hàng đầu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tiến độ dự án.

Ngoài ra, các đơn vị phải thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch thực hiện giải ngân của từng dự án/gói thầu để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đề xuất biện pháp xử lý.

Tạo “luồng xanh” vận tải ứng phó dịch bệnh Covid-19

Trao đổi về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Bảo Ngọc cho biết, việc tổ chức vận tải để ứng phó với tình hình dịch bệnh

Sản lượng vận tải hành khách tháng 6/2021 ước đạt 235,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 13,2% so với tháng 5 năm 2021; Lũy kế 6 tháng ước đạt 1.813,5 triệu lượt khách, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hành khách tháng 6 tước đạt 10,4 tỷ HKkm, giảm 13,5% so với tháng 5 năm 2021; lũy kế 6 tháng ước đạt 78,8 tỷ HK.km giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2020...

Sản lượng vận tải hàng hóa tháng 6/2021 ước đạt 153,8 triệu tấn vận chuyển, tăng 2,3% so với tháng 5/2021; Lũy kế 6 tháng đầu năm ước đạt 903,5 triệu tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hàng hóa tháng 6 ước đạt 31,1 tỷ tấn.km, tăng 0,9% so với tháng 5/2021; Lũy kế 6 tháng ước đạt 177,9 tỷ tấn.km tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 06 tháng đầu năm toàn quốc xảy ra 6.345 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.200 người, bị thương 4.475 người. So với 06 tháng đầu năm 2020, số vụ TNGT giảm 582 vụ (giảm 8,4%), số người chết giảm 89 người (giảm 2,71%), số người bị thương giảm 570 người (giảm 11,30%). Riêng tháng 6 năm 2021: toàn quốc xảy ra 825 vụ tai nạn giao thông, làm chết 436 người, bị thương 528 người. So với cùng kỳ của năm 2020, số vụ TNGT giảm 310 vụ (giảm 27,31%), số người chết giảm 53 người (giảm 10,84%), số người bị thương giảm 343 người (giảm 39,38%).

Covid-19 tại một số tỉnh có dịch là không giống nhau, thiếu sự đồng nhất, khiến cho các tỉnh đối lưu khó khăn trong tổ chức các tuyến vận tải liên tỉnh; nhiều tỉnh tại thời điểm không có ca bệnh nào nhưng cũng phải thông báo ngừng rất nhiều tuyến vận tải liên tỉnh. Việc thống nhất dừng toàn bộ hoặc dừng một phần hoạt động vận tải hành khách từ tỉnh hoặc vùng/khu vực có dịch đi đến các tỉnh khác cũng gặp không ít khó khăn.

“Do đặc thù ngành nghề vận tải đường bộ hoạt động rộng, người điều khiển phương tiện (lái xe) di chuyển qua nhiều tỉnh, thành nên việc kiểm soát hành khách đi qua vùng dịch hoặc từ vùng dịch lên phương tiện còn gặp nhiều khó khăn do chỉ dựa vào khai báo của hành khách”, ông Trần Bảo Ngọc nhận định.

Để khắc phục những tồn tại này, hiện nay Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN nghiên cứu, chủ trì thành lập Tổ phản ứng nhanh gồm lãnh đạo Tổng cục ĐBVN, Cục CSGT, đại diện Bộ Công thương, Bộ Công an để sử dụng công nghệ thông tin quản lý người lái và phương tiện. Khi phát hiện, các chốt chặn các xe chở hàng hóa sẽ xử lý ngay.

Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục kiên định tinh thần “chống dịch như chống giặc”; lấy người dân là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất kinh doanh. Các đơn vị tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch bệnh đã đi qua; không lo sợ, hốt hoảng, lúng túng, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì khi dịch xảy ra; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó phòng ngừa là cấp bách, thường xuyên, cơ bản, chiến lược, lâu dài và là quyết định; tấn công là chủ động, tích cực, quyết liệt, hiệu quả.

“Các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân ở vùng đang có dịch. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng rà soát, ban hành, hoàn thiện quy định, quy chế và giám sát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, hiệu quả; không để ách tắc, đình trệ hoạt động sản xuất, giao thương, lưu thông hàng hóa, vận tải đi - đến vùng có dịch”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn

Bình luận