Những lưu ý về phòng cháy trên tàu

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
05/05/2017 05:32

Tàu hoạt động độc lập trên biển và di chuyển thường xuyên rất nhiều nên việc chữa cháy trên tàu khác với chữa cháy trên bờ.

tim kiem cuu nan hang hai 1
 

Đã vậy, do kết cấu của tàu vững chắc và phức tạp, vì thế chữa cháy trên tàu gặp phải nhiều khó khăn. Một nguy hiểm nữa là cháy trên tàu có thể dẫn đến chìm tàu hoặc lật tàu… Vấn đề chính của hoạt động chữa cháy trên tàu là giảm thiểu tổn thất do cháy bằng cách thức bảo đảm nhất. Mọi người đều cần phải chuẩn bị để sẵn sàng đánh giá và hành động nếu xảy ra bất kỳ đám cháy nào. Phòng cháy cứu hỏa trên tàu là công việc cực kỳ khó khăn và mang tính sống còn. Phòng cháy tốt sẽ giảm nguy cơ xảy ra cháy

Những lưu ý về phòng cháy trên tàu

Một số khu vực dễ gây ra cháy: Đáy của buồng máy; kho tàng; thùng dầu bẩn; giẻ lau; nhà bếp (bếp ga); các chất dễ cháy gần nguồn nhiệt (ống khói, thông hơi); quần áo treo gần bếp hoặc lò sởi.

Giữ trật tự vệ sinh: Kiểm soát rác thải, rẻ lau; các kho hàng ngăn nắp; các thùng hứng dầu cặn bằng sắt có nắp đậy, đổ thường xuyên; tất cả dầu tràn ra phải lau sạch ngay, các giẻ bẩn phải thải một cách an toàn; đóng cửa các khoang kín và tắt các đèn và thiết bị điện không cần thiết.

An toàn điện: Kiểm tra hệ thống dây dẫn, các mối nối, tiếp điểm ắc quy; loại bỏ các thiết bị bị hỏng; thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện (dây, bóng đèn); thay mới các đầu tiếp điện khi có dấu hiệu bị mòn vỏ ngoài; có các thông báo an toàn rõ ràng và đầy đủ; không để quá tải; không cắm dây trần vào ổ điện.

Hút thuốc: Sử dụng gạt tàn thuốc và thiết bị thu gom tàn; không hút thuốc trên giường; dập diêm hoặc tóp thuốc trước khi vứt bỏ; không vẩy tóp thuốc hoặc tàn thuốc; thắp hương khói bừa bãi.

Sử dụng bếp ga: Nguyên tắc chung trên tàu không được sử dụng bếp ga; trên tàu cá sử dụng bếp ga phải đạt chuẩn (bình, van an toàn, dây) và sử dụng đúng quy trình. Bên cạnh đó, yêu cầu thuyền viên trên tàu phải biết vị trí các thiết bị cứu hỏa, cách sử dụng chúng có hiệu quả, phải hiểu được tác dụng của từng công chất chữa cháy.

Nước: Cơ bản là chất làm lạnh, với lợi ích thêm vào là hơi nước sinh ra sẽ chiếm chỗ của ô xy. Nước là chất làm mát lý tưởng cho nhiên liệu. Các lợi ích sẵn có trên biển, khả năng hấp thụ nhiệt lớn; bất lợi là ảnh hưởng đến ổn định tàu; đám cháy chất lỏng có thể lan rộng do dùng nước (cháy do dầu); không chữa được các đám cháy điện hoặc cáp điện sống ở lân cận.

Carbon dioxide (CO2) là chất làm nghẹt đám cháy, vì thế nó chiếm chỗ của không khí (có chứa ô xy); chỉ dùng chữa cháy ở khu vực hẹp và kín. Lợi ích: Khí trơ; tương đối rẻ tiền; không làm hỏng thiết bị; không tạo khí độc hoặc khí nổ khi tiếp xúc với các chất. Bất lợi: Chỉ có thể cung cấp với số lượng hạn chế; không có tác dụng làm mát; nguy cơ gây ngạt.

Bột khô: Thông thường bột khô là Sodium bicarbonate (NaHCO3) với một số thành phần bổ sung để cải thiện độ linh động và khả năng tạo bọt, chống nước và kéo dài thời gian sử dụng. Một số loại bột khác bao gồm Monoammonium phosphate (NH4H2PO4), Potassium bicarbonate (KHCO3), Potassium chloride (KCl)… Các loại bột hiện đại dập cháy bằng cách ngăn phản ứng cháy mặc dù một số cũng có tác dụng làm ngạt. Bột khô dập cháy nhanh nhưng không có tác dụng làm lạnh, nhiều khả năng làm hỏng một số thiết bị.

Bình chữa cháy bột MFZL4 - ABC - bình chữa cháy loại xe đẩy cao cấp sử dụng chữa cháy trong các khu vực công sở trường học (xuất xứ Trung Quốc, bảo hành 12 tháng). Bình chữa cháy bột ABC YA-3X - bình cứu hỏa chất lượng cao dùng để chữa các đám cháy vừa và nhỏ loại ABC, sản phẩm nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, bảo hành 12 tháng.

Đảm bảo, duy trì tốt công tác phòng, chống cháy nổ, tàu cần được trang bị bản hướng dẫn, nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy và được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện. Bình chữa cháy cần để ở nơi dễ thấy, dễ lấy khi cần.

Khi xảy ra cháy

Báo động toàn tàu và kiểm soát hành trình của tàu (điều động tàu giữ hướng sao cho đám cháy ở phía dưới gió), ưu tiên cứu người; cô lập đám cháy và sử dụng đúng công chất chữa cháy (loại bỏ, làm nghẽn, làm mát đám cháy); thông báo tới các cơ quan liên quan, yêu cầu trợ giúp nếu không thể tự khống chế đám cháy

Ý kiến của bạn

Bình luận