Felix Wankel (1902-1988) là người đầu tiên phát minh ra động cơ quay cho xe hơi trong những năm 1920. Trong một động cơ Wankel pít-tông có dạng hình tam giác góc tròn quay trong một hộp máy hình bầu dục. Mỗi một cạnh của tam giác tương ứng với một pít tông, trên mặt cạnh này có khoét lõm tạo thành buồng đốt.
Mazda Cosmo 110 S (1967): Đây là chiếc chiếc coupe kiểu dáng đẹp với động cơ Wankel hai rô tơ đầu tiên trên thế giới. Giữa những năm 1967 và năm 1972 chỉ có 1.519 mẫu 110 S được sản xuất. Hiện nay mẫu xe này có giá khoảng 100.000 bảng Anh (130.000 USD).
Mazda Luce R130 (1969): Được thiết kế bởi Giorgetto Giugiaro, chiếc Luce xuất hiện lần đầu vào năm 1966 nhưng không có phiên bản động cơ Wankel đến năm 1969, khi chiếc coupe R130 được bán. Trải dài cho đến năm 1972, đây là chiếc Mazda duy nhất có một động cơ 2 rô tơ và chỉ có một động cơ quay.
Mazda RX-4 (1972): Chiếc RX-4 được sản xuất với các phiên bản coupe, sedan và ngừng sản xuất vào năm 1979. Chiếc xe này đã trở nên phổ biến ở Nhật bởi sự thay đổi nhỏ (động cơ 1308 cc), tuy nhiên động cơ quay Wankel của mẫu xe này rất hao nhiên liệu.
Mazda RX-7 Mk1 (1978): Trước khi Mazda RX-7 Mk1 1978 xuất hiện, Wankel hầu như đã bị loại bỏ và thậm chí động cơ quay của Mazda cũng đã thu hẹp phạm vi. Từ năm 1978 đến năm 1985 đã có gần nửa triệu chiếc RX-7 thế hệ đầu tiên được sản xuất.
Mazda RX-7 Racer (1981): Với động cơ quay Wankel, RX-7 Racer đã có được danh tiếng nhất định. Mẫu xe này từng tham gia giải đua Le Mans 24 Hours, series IMSA GTU cùng với giải British Touring Car Championship và Australian Touring Car Championship.
Mazda MX-03 (1985): Một chiếc concept mang phong cách old school, MX-03 mang một cái nhìn tương lai với màn hình hiển thị, đầu đọc kỹ thuật số và vô lăng kiểu máy bay chiến đấu. Với động cơ ba rô tơ, MX-03 có tốc độ tối đa lên tới 299,3 km/h.
Mazda 757 (1986): Năm 1982, Mazda sản xuất ra một chiếc C-class Junior C ở dạng 717C và sử dụng tại giải đua Le Mans 24 Hours 1983. Mẫu xe này được tái sản xuất vào năm 1985 với phiên bản 737C, sau đó năm 1986 một bản nâng cấp khác được ra lò, chiếc 757. Trong khi những chiếc xe trước đó có động cơ hai rô-tơ, chiếc 757 có một động cơ 3 rô-tơ.
Mazda Cosmo JC (1990): Mẫu Mazda này chỉ được trang bị động cơ 3 rô-tơ, Cosmo thế hệ thứ tư dưới dạng một chiếc coupe với hộp số tự động 4 cấp. Chiếc xe này là nhà tiên phong thực sự trang bị hệ thống định vị vệ tinh cũng như màn hình cảm ứng đa phương tiện để điều khiển TV, điện thoại và các chức năng điều khiển nhiệt độ.
Mazda RX-01 (1995): Gần hai thập kỷ sau khi RX-7 lần đầu xuất hiện, các mẫu RX trở nên to lớn và tốn kém. Ý tưởng của RX-01 là tạo ra một chiếc xe thể thao nhỏ gọn với giá cả phải chăng, sở hữu động cơ quay mới. Những người say mê thực sự muốn bản concept này được sản xuất nhưng Mazda không thể phát triển nó.
Mazda RX-8 Concept (2001): Một năm sau khi khái niệm RX-Evolve được ra mắt, chiếc RX-8 concpet xuất hiện lần đầu. Phần mũi xe được thiết kế lại, hầu hết mọi thứ được thay đổi, bao gồm động cơ Renesis thế hệ mới đặt trong khoang động cơ, xa chỗ ngồi để phân phối cân nặng.
Mazda Taiki (2007): Taiki là một trong số những chiếc xe concept hấp dẫn nhất từng được Mazda chế tạo, chiếc Taiki được trang bị động cơ Renesis vay mượn từ chiếc RX-8, kết hợp với hộp số ly hợp 7 cấp.
Mazda Furai (2008): Chiếc concept thứ năm và cuối cùng trong seri Nagare của Mazda, chiếc Furai là một bản concept có thể chạy được, công bố tại triển lãm ôtô Detroit 2008. Giống như những chiếc xe khác trong series, Furai trông thật tuyệt vời - cho đến khi nó bị bóc cháy chỉ vài tháng sau khi ra mắt.
Mazda RX-Vision (2015): Các luật lệ về lượng khí thải nghiêm ngặt đã đưa việc sản xuất RX-8 bị khai tử vào năm 2012, nhiều người cho rằng Mazda có thể đã quay lưng với động cơ quay Wankel. Sau đó, hãng đã cho ra mắt RX-Vision tại triển lãm ôtô Tokyo năm 2015 - một chiếc coupe với động cơ Skyactiv-R Wankel. Có nhiều ý kiến cho rằng mẫu xe sẽ được bán tại các đại lý với tên RX-9, nhưng đến nay vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.