Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT về khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

Tác giả: Hồ Văn Sự

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 09/12/2018 16:25

Khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo quy định ...

Khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo quy định hiện hành tại Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT là:

Điều 11. Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe: Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

1. Khi mặt đường khô ráo thì tốc độ lưu hành/khoảng cách an toàn tối thiểu ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: >60 km/h/35 mét, 80 km/h/55 mét, 100 km/h/70 mét và 120 km/h/100 mét.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Khoảng cách liền kề giữa hai xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ của phần lớn các nước trên thế giới được tính toán, xác định = 02 đến 3 giây x tốc độ lưu hành thực tế của phương tiện tại thời điểm xử lý dừng xe khẩn cấp, trong đó:

Thời gian để lái xe xử lý dừng xe khẩn cấp = Thời gian nhận thức + Thời gian phản ứng + Thời gian phanh xe = 02 giây đến 3 giây (3 giây đối với các loại ô tô có tải trọng lớn lưu thông khi trời mưa, mặt đường trơn trượt và 02 giây đối với các loại ô tô còn lại lưu thông khi mặt đường khô ráo).

Đối chiếu khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT với quy định của phần lớn các nước trên thế giới, số liệu khoảng cách an toàn được tính toán từ thời gian lái xe xử lý dừng xe khẩn cấp 02 giây hoặc 3 giây x tốc độ lưu hành thực tế của phương tiện tại thời điểm xử lý dừng xe khẩn cấp, cụ thể như sau:

Cao toc Ha Long - Hai Phong
 

Khoảng cách an toàn tối thiểu ứng với mỗi tốc độ được quy định hiện hành tại Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT như đã đề cập trên đây: >60 km/h/35 mét, 80 km/h/55 mét, 100 km/h/70 mét và 120 km/h/100 mét. Quy định này còn thiếu chặt chẽ, chỉ đề cập khoảng cách an toàn tối thiểu tại một số tốc độ: 80 km/h, 100 km/h, 120 km/h mà lẽ ra phải quy định cụ thể, ví như tốc độ từ 80 - 99 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m. Ngoài ra, khoảng cách an toàn tối thiểu 35m chỉ phù hợp khi xe chạy ở tốc độ 60 km/h, nếu hiểu tốc độ lưu hành > 60 km/h theo quy định trên là từ 61 km/h đến 79 km/h, nếu ứng với tốc độ lưu hành 69 km/h mà khoảng cách an toàn 35m là chưa đủ khoảng cách an toàn cần thiết theo tính toán. Mặt khác, quy định hiện hành chưa phân biệt xe có tải trọng lớn cần có khoảng cách an toàn lớn hơn các loại xe thông thường do lực đẩy quán tính khi xử lý dừng xe khẩn cấp lớn hơn (nhiều nước trên thế giới áp dụng khoảng cách an toàn 3 giây với đối tượng xe này). Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT: “Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này”. Quy định này còn thiếu định lượng cụ thể về khoảng cách tăng thêm tối thiểu, nên có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý khi phát sinh vụ việc, sự cố TNGT có liên quan đến khoảng cách an toàn theo quy định này.  

Từ số liệu và phân tích trên đây về khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, xin kiến nghị Tổng cục ĐBVN, Bộ GTVT nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, trong đó: Áp dụng khoảng cách an toàn tối thiểu 2,5 giây đối với nhóm xe ô tô có tải trọng lớn và 02 giây đối với nhóm xe còn lại/khi đường khô ráo; áp dụng khoảng cách an toàn tối thiểu 3 giây đối với nhóm xe ô tô có tải trọng lớn và 2,5 giây đối với các loại xe còn lại/khi trời mưa, mặt đường trơn trượt, cụ thể như sau:

- Một là, đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 12 (Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT) quy định khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe tham gia giao thông khi đường khô ráo, ứng với mỗi tốc độ, cụ thể như sau:

Cao toc Ha Long - Hai Phong
 

- Hai là, đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 (Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT) quy định khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe tham gia giao thông khi trời mưa, mặt đường trơn trượt, ứng với mỗi tốc độ, cụ thể như sau:

Cao toc Ha Long - Hai Phong
 


Các nội dung đề nghị trên đây kính đề nghị Tổng cục ĐBVN và Bộ GTVT xem xét để có quy định mới về khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ cụ thể, phù hợp hơn khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT

Ý kiến của bạn

Bình luận