Với đường băng chính bao phủ bởi tuyết, sân bay nằm ở độ cao 1,760 với sức gió cao. Sân bay Courchevel được coi là một trong những nơi hạ cánh nguy hiểm nhất thế giới. Các phi công cần phải có giấy phép đặc biệt mới được phép hạ cánh xuống sân bay này.
Vị trí đặc biệt của mình khiến cho sân bay quốc tế Princess Juliana trở thành điểm tập trung thường xuyên của những người yêu thích quan sát máy bay trên toàn thế giới. Sân bay đông thứ nhì tại khu vực biển Caribbean có vị trí nằm gần một bãi tắm đông đúc, khiến cho máy bay hạ cánh chỉ cách những người đang tắm nắng ở bở biển có vài mét. Một cảnh tượng kinh hoàng và thú vị.
Bị kẹp giữa hai đường cao tốc và một sân golf 18 lỗ, Don Muang hiện đang là một thách thức lớn với những tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hàng không. Sân golf trên được sở hữu bởi không quân hoàng gia Thái Lan
Gặp nhiều vấn đề trong diện tích xây dựng, sân bay Gibraltar được cắt qua bởi 1 tuyến đường bộ. Biện pháp an toàn duy nhất ngăn sự va chạm giữa ô tô và máy bay hạ cánh chỉ là hàng chắn ngăn cách lưu thông xe mỗi khi có máy bay hạ cánh. Một cảnh tượng chỉ có thể thấy được đối với tàu hỏa.
Được bao quanh bởi 780 Km vuông sa mạc Saudi Arabian. King Fahd International, Saudi Arabia được coi là sân bay quốc tế lớn nhất thế giới. Thậm chí còn rộng hơn Bahrain tới những 160 Km vuông. Sân bay này còn có khu cầu nguyện với sức chứa lên tới 2000 tín đồ, và một khu chờ rành riêng cho các thành viên hoàng gia.
Với chiều dài 1,300 ft, đường băng sân bay Juancho chỉ đủ chỗ cho các máy bay loại nhỏ. Cùng với 2 đầu sân bay được bao bọc bởi vực núi. Juancho hiện là cơn ác mộng lớn nhất đối với phi công mới vào nghề, chỉ một phút bất cẩn, cả chiếc máy bay có thể sẽ nằm gọn dưới lòng biển
Nhằm đối phó với tình trạng thiếu đất xây dựng, các kỹ sư thiết kế đã xây dựng gần 5km vuông đường băng nối thẳng ra ngoài bờ biển Osaka. Phải mất tới 7 năm và 20 tỷ USD sân bay mới hoàn thành và đi vào hoạt động. Sân bay này lớn đến nỗi các phi hành gia có thể quan sát từ ngoài vũ trụ. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến cho nước biển dâng hiện đang là mối de dọa lớn nhất với sân bay Kansai.
Nếu mới thoạt nhìn qua, sân bay quốc tế Denver có hình dáng giống với các sân bay quốc tế trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thuyết âm mưu xung quanh sự tồn tại của sân bay này kể từ khi nó đi vào hoạt động vào năm 1995.
Philip Schneider, một kỹ sư thiết kế cho sân bay đã hé lộ nhiều bí mật liên quan đến việc xây dựng sân bay này trước khi chết trong một tai nạn bí ẩn vào năm 1995. Ông cho biết, ẩn sâu dưới sân bay Denver là một cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất lòng đất, dấy lên nhiều nghi ngờ về một căn cứ quân sự có vỏ bọc là sân bay dân sự, thậm trí là một trại tập trung.
Sây bay trên hiện còn đang là tâm điểm chú ý của nhiều người với 4 bức tranh kỳ lạ về thảm họa diệt vong, được đặt tại sảnh chính. Những người theo thuyết âm mưu cho rằng 4 bức tranh trên chính là sự thể hiện rõ ràng nhất cho học thuyết Trật tự thế giới mới (New World Order). Ngoài ra, một phiến đá ở phía trên nóc sảnh chính sân bay có vẽ 1 chiếc la bàn cổ (một biểu tượng cổ đại của Masonic).
Để có thể hạ cánh xuống sân bay này, các phi công sẽ phải chở tới khi nước biển rút xuống, sân bay này đón nhận gần 1000 lượt hạ cánh mỗi năm.
Bao quanh bởi dãy nũi Himalaya, chỉ có những phi công với kỹ năng lão luyện mới dám hạ cánh xuống sân bay có chiều cao 2,200m tính từ mặt nước biển.
Hà Vũ (theo Telegraph)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.