"Câu lạc bộ 1.000 mã lực" được Bugatti khởi xướng năm 2005, khi chiếc Veyron đầu tiên của hãng đạt công suất 1.001 mã lực lăn bánh.Một số hãng thành viên trong câu lạc bộ trình làng những mẫu thiết kế siêu xe với động cơ có sức mạnh hứa hẹn lên đến 1.000 mã lực, nhưng nó vẫn nằm trong các kế hoạch. Tới thời điểm này, chỉ có 4 chiếc xe đạt sức mạnh bốn con số, đủ tiêu chuẩn nằm trong nhóm.
Bugatti Chiron
Bugatti Chiron sử dụng động cơ với 16 xi-lanh xếp hình chữ W, ba bộ tăng áp, dung tích xi-lanh 8 lít cho công suất 1.479 mã lực, mô-men xoắn cực đại lên đến 1.600 Nm. Bugatti Chiron là "người thừa kế" ngai vàng siêu xe siêu tốc độ mà Veyron đã thiết lập trước đó, phá vỡ kỷ lục siêu xe công suất 1.000 mã lực từ năm 2005.
Chiron ra đời năm 2016, tốc độ tối đa 402 km/h, khả năng đạt tốc độ từ 0 lên 400 km/h trong vòng 42 giây. Trong khi các đối thủ Koenigsegg và Hennessey vẫn nỗ lực cải thiện về công suất, khả năng tăng tốc tốt hơn, hay khả năng xử lý tốt hơn, Bugatti tiếp tục duy trì Chiron với những nâng cấp về tiện ích xa xỉ, những thứ khách hàng thấy trên những chiếc Rolls-Royce hay Bentley.
Koenigsegg Regera
Siêu phẩm Koenigsegg Regera có tổng công suất động cơ hybrid 1.100 mã lực. |
Những chiếc siêu xe tốc độ Koenigsegg ra đời khá nhanh chóng và gây chú ý đối với ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu. Sự ra đời của Regera tại triển lãm xe hơi Geneva Motor Show 2015 (Thụy Sĩ) đã thay đổi các nguyên tắc của ngành xe hơi, đó là chiếc siêu xe không sử dụng hộp số.
Trong tiếng Thụy Điển, Regera có nghĩa là Thống trị. Động cơ xe là loại hybrid, với cỗ máy xăng 5 lít V8 DOHC tăng áp kép, công suất 1.100 mã lực. Kết hợp cùng là 3 động cơ điện YASA, hai động cơ gắn ở hai bánh sau mà một động cơ đặt ở trục. Tổng công suất cả xe là 1.500 mã lực, mô-men xoắn 2.000 Nm.
Cả động cơ xăng và ba động cơ điện trên xe đều sử dụng cơ cấu truyền động trực tiếp KDD (Koenigsegg Direct Drive) thay thế cho loại hộp số truyền thống, giảm tổn thất truyền lực đồng thời cung cấp sức mạnh liên tục cho các bánh xe phía sau.
NextEV NIO EP9
Siêu xe điện đến từ Trung Quốc có công suất 1.341 mã lực. |
Siêu xe Trung Quốc là một trong những chiếc xe nhanh nhất từng chạy thử trên đường đua Nurburgring, Đức. Sức mạnh của NextEV NIO EP9 lên tới 1MW (megawatt), tương đương 1.341 mã lực, với mô-tơ ở mỗi bánh xe có công suất trung bình 335,25 mã lực.
Sử dụng hệ dẫn động 4 bánh, chiếc xe điện có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 2,7 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 312 km/h. Với hai gói pin cùng hoạt động, xe có thể di chuyển quãng đường 426 km và có khả năng sạc đầy trong vòng 45 phút.
Zenvo TS1 GT
Siêu xe đến từ Đan Mạch có công suất 1.163 mã lực. |
Siêu xe mới nhất của hãng Zenvo Automotive, Đan Mạch ra mắt chính thức tại triển lãm Geneva Motor Show 2017. Sức mạnh trên Zenvo TS1 GT từ động cơ V8 tăng áp kép dung tích 5,8 lít, làm bằng vật liệu hợp kim nhôm cực nhẹ và hệ thống làm mát khí đối khí. Động cơ có sức mạnh 1.163 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.100 Nm. Khi kết hợp cùng hộp số 7 cấp có khả năng chuyển số nhanh, Zenvo TS1 GT có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 402 km/h.
Tuy nhiên, thực sự không rõ liệu TS1 GT vẫn còn được sản xuất hay không, như 15 chiếc xe đã lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2017, nhưng sau đó thông tin về những chiếc siêu xe Đan Mạch này khá im ắng.
Ngoài ra, những tên tuổi hứa hẹn sẽ tham gia câu lạc bộ 1.000 mã lực như Hennessey Venom F5 công suất 1.600 mã lực, hay Rimac C_Two công suất 1.888 mã lực vẫn "im hơi lặng tiếng" dù thời điểm ra mắt được các hãng công bố vào năm sau.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.