Những thông tin liên quan đến tên lửa mới được phóng của Triều Tiên

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Sản phẩm 01/12/2017 06:26

Theo BBC, Triều Tiên tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) này là loại tên lửa mạnh nhất

 

1737636
Theo nhà nghiên cứu này thì các tên lửa sẽ khó bị theo dõi và bắn hạ hơn nếu chúng được phóng vào ban đêm.

Sau hai tháng ngừng thử nghiệm tên lửa, hôm nay Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cao nhất mà nước này từng phát triển, với tầm bắn có thể tới tận Mỹ. Triều Tiên đã khẳng định đây là một loại tên lửa mới với tên gọi là Hwasong-15.

Theo BBC, Triều Tiên tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) này là loại tên lửa mạnh nhất và là mảnh ghép cuối cùng trong chương trình phát triển hệ thống vũ khí tên lửa của nước này. Tên lửa nói trên được trang bị đầu đạn nặng siêu lớn có khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ đất liền của Mỹ, và nó cũng là tên lửa bay cao nhất trong số các tên lửa mà Triều Tiên đã từng thử nghiệm.

Quỹ đạo của tên lửa

Hồi tháng 7 vừa qua, Triều Tiên đã thử tên lửa Hwasong-14 có thể bay cao 3.000 km,  tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về việc nếu Hwason-14 được trang bị một đầu đạn thì nó có thể bay cao đến đâu?

Cuộc thử nghiệm hôm nay cho thấy những bước tiến đáng kể của Triều Tiên. Tên lửa Hwasong-15 có thể đạt độ cao tối đa 4.475km, tức là phạm vi bay của nó có thể đạt tới 13.000km, "quá đủ để bao phủ hoàn toàn lục địa nước Mỹ, tuỳ thuộc vào cân nặng của đầu đạn nó mang theo" - Vipin Narang, giáo sư về khoa học chính trị tại MIT nói.

"Đã có những nghi ngờ về phạm vi hoạt động của hai tên lửa đầu tiên, và rõ ràng Triều Tiên đã có những cải thiện rõ rệt. Tên lửa của họ lúc này đã bay đủ tầm để có thể nhắm đến bờ đông nước Mỹ" - ông nói thêm.

Vấn đề ở đây là cân nặng của đầu đạn. David Wright tại Liên minh các nhà Khoa học liên quan đã chỉ ra trên trang blog của ông rằng tên lửa Hwasong-15 có lẽ chỉ mang theo một đầu đạn giả có cân nặng rất nhẹ, tức là "nó sẽ không thể bay xa như vậy nếu mang theo một đầu đạn hạt nhân thực sự, vốn có khối lượng lớn hơn rất nhiều".

Nhưng Vipin Narang lại cho rằng khối lượng đầu đạn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phạm vi bay. Tên lửa này vốn đã rất nặng, và có thể mang được một đầu đạn nặng khác một cách dễ dàng, chưa kể là chương trình tên lửa hiện đã được cải tiến nhiều, các bài thử nghiệm cũng đã đạt kết quả tốt, và phía Triều Tiên có lẽ đã và sẽ tiếp tục khắc phục được mọi điểm yếu mà họ phát hiện từ các cuộc thử nghiệm trước.

"Đạt được phạm vi bay như vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn quả là rất ấn tượng. Họ đã tăng phạm vi bay từ 9.500km lên 13.000km, thực sự là một thành tựu công nghệ".

Tại sao cuộc thử nghiệm lại diễn ra vào ban đêm?

Điều làm mọi người ngạc nhiên là khác với thông lệ, cuộc thử nghiệm này lại diễn ra trong thời điểm "tối như hũ nút". Nếu thành công, Triều Tiên sẽ có một lợi thế rất lớn bởi họ sẽ làm chủ được khả năng phóng tên lửa vào ban đêm.

"Thử nghiệm này sẽ giúp Triều Tiên thử khả năng phóng tên lửa trong bóng tối, và rõ ràng là họ đã chuẩn bị sẵn một yếu tố bí mật cho việc này" - Narang phân tích. "Nếu họ sợ bị Mỹ phát hiện thì đạt được khả năng này sẽ mang lại một lợi thế lớn. Một tên lửa phóng vào ban đêm sẽ dễ dàng để che dấu hơn". 

Như vậy, theo nhà nghiên cứu này thì các tên lửa sẽ khó bị theo dõi và bắn hạ hơn nếu chúng được phóng vào ban đêm.

"Vào ban đêm, sẽ có một số giai đoạn nhất định mà một tên lửa đang bay không bị lộ dưới ánh nắng mặt trời, nên sẽ khó để bị phát hiện hơn".

Tất nhiên, việc theo dõi và bắn hạ tên lửa vào ban đêm không phải là bất khả thi, chỉ là vào thời điểm này, tên lửa sẽ có thêm cơ hội để vượt mặt hệ thống phòng thủ của đối phương mà thôi.

Thông điệp của Triều Tiên là gì?

Triều Tiên đã có tham vọng hoàn thiện kho vũ khí hạt nhân và đặt nước Mỹ vào tầm ngắm từ rất lâu. Qua lần thử nghiệm này, Triều Tiên muốn thông báo với cả thế giới rằng họ đã đạt được cả hai mục tiêu này.

Tất nhiên, vẫn có những nghi ngờ về việc liệu Triều Tiên đã nắm được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hay chưa, và nước này cũng chưa chứng minh được rằng họ có công nghệ để mang một đầu đạn trở lại từ khí quyển Trái Đất hay không.

Nhưng Narang cảnh báo rằng mọi nghi ngờ này đều sẽ sai cả. "Tôi quan ngại rằng chúng ta đang thách thức Kim Jong-un thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân ngay trong tầng khí quyền, vốn là một cuộc thử nghiệm có tính rủi ro cao".

"Nếu bạn nghĩ rằng cần gây chiến trước để phòng ngừa, thì bạn cần chắc chắn rằng Triều Tiên không có khả năng nhắm một đầu đạn hạt nhân về phía nước Mỹ".

Ý kiến của bạn

Bình luận