Ô tô Honda có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn xe nội

Tác giả: xe đời sống

saosaosaosaosao
Ứng dụng 05/07/2018 09:41

Toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ôtô hình thành câu chuyện xe thương hiệu trong nước chưa chắc đã có tỷ lệ nội địa hoá cao.

img14728615571528983538625_eywi

Toàn cầu hoá khiến "quốc tịch" của một chiếc xe rất khó xác định. Ảnh: Motortrend.

Có một nghịch lý rằng nhiều mẫu xe nội địa hoá nhiều nhất tại Mỹ không đến từ các hãng xe nội địa. Bảng xếp hạng 10 mẫu xe có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất tại Mỹ do Cars.com thực hiện gọi tên 4 mẫu xe mang gắn thương hiệu Honda đến từ Nhật Bản.

"Đó là một phần của quá trình toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô", Joe Wiesenfelder, Giám đốc điều hành Cars.com nói. "Thương hiệu gắn trên một chiếc xe không phải thứ duy nhất quyết định một chiếc xe có nguồn gốc từ đâu".

Năm nay, mẫu Jeep Cherokee dẫn đầu với 72% nội địa hoá, nhờ sản xuất hệ truyền động trong nước. Trong khi 2 mẫu xe của Honda, là Odyssey và Ridgeline đứng thứ 2 và thứ 3. Toàn cầu hoá đang ảnh hưởng sâu rộng trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ, bằng chứng là các mẫu xe Nhật có tỷ lệ nội địa hoá rất cao ở quốc gia không phải quê hương của họ.

Honda năm nay có 4 mẫu xe nằm trong danh sách nội địa hoá cao tại Mỹ, gồm Odyssey, Ridgeline, Pilot và Acura MDX. Tất cả đều được sản xuất ở nhà máy Alabama dựa trên nền tảng chia sẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Nhưng không phải người Mỹ nào cũng nhận thức được điều này. Trong cuộc khảo sát hơn 1.000 người lái xe do Cars.com thực hiện, chỉ có 15% người biết Honda Odyssey sản xuất trong nước, và 14% đối với mẫu Honda Ridgeline.

Honda đã tăng nội địa hoá cho thương hiệu Acura ở Mỹ. Chiếc MDX đời 2018 về đích thứ 7 trong bảng xếp hạng. Chỉ có 7% người biết MDX sản xuất ở Mỹ.

Trong cuộc khảo sát, kết quả cho thấy 71% tin rằng mua một chiếc xe mang thương hiệu Mỹ sẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Còn đại đa số (82%) cũng tin rằng việc mua một chiếc xe sản xuất ở Mỹ sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn.

Bản chất của toàn cầu hoá trong sản xuất ôtô có nghĩa là các bộ phận, linh kiện có thể làm từ khắp nơi trên thế giới, và di chuyển đến một nhà máy để sản xuất lắp ráp. Sau đó lợi nhuận được chuyển về trụ sở của các nhà sản xuất ở từng quốc gia khác. 

Toàn cầu hoá còn khiến "quốc tịch" của một hãng xe rất khó để xác định. Ví dụ như Jaguar Land Rover là thương hiệu mang tính biểu tượng của Anh quốc nhưng thuộc sở hữu của Tata Motors ở Ấn Độ. Volvo là niềm tự hào của Thụy Điển đang thuộc sở hữu của Geely đến từ Trung Quốc. "Điều đó có đồng nghĩa với việc Volvo không là một thương hiệu của Thụy Điển? Câu hỏi này rất khó để trả lời", Wiesenfelder cho biết.

Năm 2016, Toyota Camry là mẫu xe dẫn đầu danh sách nội địa hoá ở Mỹ. Năm 2017, vị trí này nhường lại cho Jeep Wrangler. Nhưng khi tung phiên bản 2018, cả 2 mẫu xe đã vắng bóng khỏi danh sách năm nay. Tesla là một thương hiệu Mỹ, nhưng không có mẫu nào lọt top 10 xe có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất.

Ý kiến của bạn

Bình luận