Phát triển đội tàu vận tải biển nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Tác giả: Thuỳ Dương

saosaosaosaosao
Giao thông toàn cầu 18/12/2021 07:31

Vận tải biển là một mắt xích quan trọng phát triển kinh tế biển chính vì vậy các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm phát triển đội tàu vận tải biển.


container_anh_ok
Ảnh minh hoạ

1. Thái Lan

Thực trạng đội tàu biển Thái Lan vẫn còn yếu kém. Đội tàu với tuổi tàu khá cao chỉ đảm nhận được phần nhỏ thị phần chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, còn lại phần lớn thị phần bị chiếm bởi các hãng tàu nước ngoài. Nhưng Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một số chính sách tái cơ cấu phát triển đội tàu, tái cơ cấu vận tải biển rất hiệu quả.

Về chính sách về tài chính, thuế phí, Thái Lan miễn thuế doanh nghiệp cho các tuyến vận tải biển. Xem xét việc giảm thuế giá trị gia tăng cho những nhà xuất khẩu vận chuyển hàng bằng đường biển mà sử dụng tàu trong nước. Miễn thuế thu nhập với nhân viên ngành vận tải biển, cổ đông của các công ty vận tải biển sở hữu tàu treo cờ Thái Lan có thể được miễn hoặc giảm thuế thu nhập khi tính vào cổ tức của công ty. Đồng thời áp dụng giảm thuế bán tàu cũ mua tàu mới thay thế, cho phép ngành vận tải biển lập các kho hàng trên bộ. Giảm thuế nhập khẩu cho ngành vận tải biển xuống mức 1%, để ngành đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, trang bị ...

Về đầu tư cho ngành vận tải biển, chính phủ hỗ trợ tìm các nguồn cho vay, tài trợ vốn với lãi suất thấp để tăng hiệu quả đầu tư cho ngành, khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ vốn, cho vay ưu đãi để doanh nghiệp có vốn đầu tư nâng cấp đội tàu.

Về tổ chức công ty, việc thành lập công ty hàng hải của nước ngoài tại Thái Lan cũng được kiểm soát chặt chẽ về tỷ lệ góp vốn để tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp Thái Lan.

Về dịch vụ giao nhận vận tải, người nước ngoài không được phép làm đại lý hoặc môi giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải tại Thái Lan. Công ty thành lập theo luật Thái Lan với vốn góp của bên nước ngoài không quá 49% được coi là công ty Thái Lan và có thể hoạt động như một đại lý hoặc môi giới ở Thái Lan về giao nhận vận tải.

Về nhân lực, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch kết hợp ngành hàng hải và Hải quân trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đưa các trường sỹ quan hải quân hợp tác với các trường đại học tư nhân để đào tạo kỹ sư, đưa trường dạy nghề và cục tàu hải quân phối hợp với cục dạy nghề và đào tạo kỹ thuật để đào tạo thợ lành nghề.

Chính phủ cũng đẩy mạnh công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu biển, tạo điều kiện cải thiện cơ sở sản xuất, đẩy mạnh việc sử dụng nguyên vật liệu và các sản phẩm trong nước phục vụ cho ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài.

Các biện pháp này đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình vận tải biển của Thái Lan, tạo đà phát triển và thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới ngành hàng hải của chính phủ và các doanh nghiệp Thái Lan.

2. Philipines

Philipines là nước thể hiện rõ nhất chính sách bảo hộ hàng hải thông qua quy định về việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Philipines và một số nước khác. Chính phủ Philipines chú trọng tăng cường quản lý và khuyến khích các hãng tàu thuê trần và đăng kí treo cờ Philipines. Quyền giành hàng hoá cho đội Philipines luôn được ưu tiên. Chính phủ Philipines quy định những hàng hoá ngoại thương do Chính phủ kiểm soát phải được chuyên chở bằng tàu mang cờ quốc tịch Philipines. Những hàng hóa do Chính phủ vay tiền, hàng hóa được cấp tín dụng hay hàng hóa do Chính phủ bảo đảm nghĩa vụ cũng phải vận chuyển bằng tàu mang cờ quốc tịch Philipines. Hiệu quả của những quy định này đã làm tăng nhanh tỷ lệ vận chuyển hàng hoá quốc gia bằng tàu mang cờ Philipines từ 7,8% lên 15% trong vòng 6 năm.

Trong vận tải biển và liên đảo, Philipines cũng có những chủ chương giành hàng cho chủ tàu nội địa. Chính phủ tạo ra nhiều sự hấp dẫn về tài chính cho các chủ tàu đăng ký tại địa phương, nhằm tạo công ăn việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân. Ngay cả các chủ tàu ngoại quốc muốn đăng ký tại Philipines cũng phải tuân thủ theo điều kiện định biên của tàu đó, có tỷ lệ đáng kể với thuyền bộ người Philipines.

Để phát triển đội tàu, Chính phủ Philipines đã thông qua đạo Luật Hàng hải cho vay lãi suất thấp hoặc Chính phủ tài trợ tài chính để mua tàu. Nếu chủ tàu vay vốn của tư nhân, Chính phủ đứng ra bảo đảm, Chính phủ còn khuyến khích ngân hàng trong nước và các tổ chức kinh tế cho vay có thế chấp đầu tư tàu mang cờ Philipines. Ngoài ra chính phủ có xây dựng chương trình hiện đại hoá vận tải biển trong nước (DSMP) nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia vận tải biển trong nước và các lĩnh vực liên quan đến vận tải biển

Các chính sách về tài chính, thuế, phí cũng được triển khai hiệu quả như: Chính sách miễn thuế nhập khẩu tàu và các phụ tùng thay thế cho việc sửa chữa/ đại tu tàu tham gia vận tải viễn dương với thời hạn 10 năm. Ngành vận tải biển được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thông qua quy định trong IPP ban hành hàng năm. Chính sách ưu tiên đối với thuyền viên: được nhận bồi thường cho các dịch vụ ra nước ngoài và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

3. Malaysia

Ở Malaysia chính sách khuyến khích nhất là miễn giảm về thuế. Các doanh nghiệp khi mua tàu sẽ được Nhà nước giảm thuế lợi tức và miễn 50% doanh thu chịu thuế. Ngoài ra, Malaysia còn thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế có nhiệm vụ kêu gọi đầu tư về vốn từ các hãng tàu trong nước, để thúc đẩy mở rộng đội tàu và phát triển buôn bán quốc tế. Đồng thời, Malaysia có Viện nghiên cứu Hàng hải Malaysia vai trò nghiên cứu hỗ trợ các hoạt động Chính phủ trong lĩnh vực Hàng hải. Đặc biệt nếu phải thực hiện các qui định hiện hành do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đưa ra, hoặc cân nhắc việc ban hành những Luật mới về Hàng hải, cơ quan quản lý nhà nước sẽ cung cấp thông tin và lập kế hoạch cho dự án đó.

Ý kiến của bạn

Bình luận