Theo Quyết định số 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/02/2013 về việc điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các nội dung đã được đề cập như: “Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25 - 30%; kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, cần tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị; đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội, ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Công tác quản lý giao thông đô thị cần tổ chức một cách khoa học, sử dụng công nghệ và các trang thiết bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera, hệ thống giao thông thông minh (ITS); nâng cấp hai trung tâm điều khiển giao thông tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đầu tư các trung tâm tương tự ở các đô thị khác khi có nhu cầu.
Mục tiêu này sớm hoàn thành với việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hành khách công cộng. Đơn cử như TP. Hà Nội, tính đến hết năm 2018 mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn gồm 123 tuyến, tăng 13 tuyến (tăng 12%) so với năm 2017 (trong đó có 100 tuyến buýt có trợ giá; 9 tuyến không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 02 tuyến City tour), đảm bảo hoàn thành đúng theo kế hoạch mở mới tuyến từ 12 - 14 tuyến. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp và phục vụ, tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, đạt 100%; 438/584 số xã, phường, thị trấn, đạt 75%; 62/71 bệnh viện, đạt 87%; 190/283 các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, đạt 67%; 27/27 khu công nghiệp, đạt 100%; 30/30 các khu đô thị, đạt 100%. Sản lượng vận tải hành khách công cộng năm 2018 đạt 804,5 triệu lượt hành khách, tăng 4,8% so với cùng kỳ, đáp ứng 14,45% nhu cầu đi lại.
Cùng với đó là công tác quản lý được củng cố, tăng cường. Hệ thống văn bản pháp quy tiếp tục được rà soát, củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động; đã xây dựng, tham mưu ban hành quy định kiểm tra giám sát, nghiệm thu đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn Thành phố; xây dựng bộ tiêu chí quy định chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố; rà soát, sửa đổi Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; xây dựng định mức, đơn giá cho loại hình buýt nhanh BRT; xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng; chính sách khuyến khích để đầu tư đổi mới phương tiện theo hướng hiện đại…
Dự kiến dịp Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam và Thống nhất đất nước (30/4) tới đây, TP. Hà Nội sẽ đưa tuyến vận tải hành khách công cộng bằng tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động, điều này sẽ mở ra một phương thức vận tải hành khách mới cho người dân Thủ đô. Sau đó, dự kiến vào cuối năm 2021, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội sẽ lăn bánh, tạo thuận lợi cho người dân Thủ đô đi lại. Tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cũng đang gấp rút hoàn thành.
Theo quy hoạch chiến lược, mục tiêu phát triển giao thông đô thị đến năm 2030 là hướng tới sự văn minh, hiện đại, từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I; tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 40 - 45%.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện, trong đó huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BTO, PPP. Đồng thời, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền... để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng; thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá; nghiên cứu có bước đi phù hợp để phát huy hiệu quả mô hình PPP giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tài trợ ODA của các nước, các tổ chức quốc tế q
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.