Theo đó, việc lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng AIS và trang bị VHF trên phương tiện thủy nhằm mục tiêu phát triển đội tàu theo hướng hiện đại đáp ứng đòi hỏi về hội nhập và phát triển, đảm bảo an toàn giao thông vận tải thủy nội địa trên các tuyến vận tải, góp phần nâng cao thị phần vận tải thủy nội địa; Tăng cường an toàn an ninh và tìm kiếm cứu nạn cho các phương tiện thủy nội địa; AIS, VHF là những phương tiện hỗ trợ đảm bảo an toàn, giúp công tác tìm tiếm cứu nạn được thực hiện một cách kịp thời và chính xác; Tổ chức giao thông, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc quản lý, giám sát trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, giám sát hoạt động của các tàu công tác trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng đường thủy nội địa; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm giao thông đường thủy nội địa; Trong công tác nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa, hệ thống AIS giúp quản lý tốt hoạt động của các phương tiện nạo vét và đổ thải, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng công tác nạo vét luồng đường thủy.
Việc lắp đặt AIS và trang bị VHF cũng giúp các doanh nghiệp, chủ phương tiện trong việc quản lý giám sát hành trình của phương tiện thủy nội địa trên cơ sở đó có các giải pháp họp lý về tổ chức vận tải, tăng hiệu quả kinh tế. Đối với thuyền trưởng, thiết bị AIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều khiển con tàu, thông qua việc trao đổi thông tin với các phương tiện khác mà thực hiện tránh va có hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông thủy nội địa; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và tài sản trên tàu; Đảm bảo an toàn, anh ninh cho phương tiện, kịp thời có các giải pháp trong các trường hợp xảy ra cướp hoặc các sự cố mất an toàn.
Đề án đề ra các giải pháp triển khai lắp đặt thiết bị AIS và VHF đồng thời nêu rõ lộ trình triển khai thực hiện giai đoạn 2018-2020, giai đoạn 2021-2022 và giai đoạn sau 2022.
Toàn văn Quyết định số 666/QĐ-BGTVT xem Tại đây.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.