Ngày 7/10 cho biết một phi công của hãng hàng không Vietnam Airline (VNA) vẫn đang bị Cảnh sát Nhật tạm giữ sau khi một chủ cửa hàng tố không trả tiền trước khi ra khỏi cửa.
Nam phi công sinh năm 1959, hiện là thành viên của tổ bay Airbus A330 bị phía Nhật tạm giữ ngày 6/10.
Tấm biển cảnh cáo tại một gian hàng bán đồ quần áo được dịch sang tiếng Việt tại Nhật Bản. |
Đại diện phía Vietnam Airlines cho biết thông tin theo bản tường trình, nam phi công sau khi chọn mua hàng hóa ở một cửa hàng gần khách sạn thì phát hiện không mang theo hộ chiếu.
Nam phi công đã đề nghị với cửa hàng là gửi hàng hóa và túi xách của mình lại và về khách sạn lấy hộ chiếu. Song khi rời cửa hàng thì máy báo động phát tín hiệu có hàng hóa chưa trả tiền trong túi quần.
Chủ cửa hàng trên đã lập biên bản và bàn giao cho cảnh sát Nhật Bản điều tra.
Được biết đại diện VNA tại Nhật đã đề nghị được đóng tiền phạt hành chính vì cho rằng ông phi công này không cố ý lấy món đồ này.
Theo vị lãnh đạo này, đại diện hãng tại Nhật đang tích cực làm việc với nhà chức trách Nhật Bản để bảo lãnh phi công này vì tin rằng hành vi này không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên đến tối 7/10, phía Nhật vẫn chưa cho phi công này tại ngoại.
Hồi tháng 5 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài năm 2014. Theo đó, số vụ trộm cắp liên quan đến người Việt Nam là 2.488 vụ, trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người Việt.
Tổng số người nước ngoài tại Nhật bị bắt là 10.689 người. Trong đó có 1.548 người Việt Nam. Số người Việt trộm cắp tại Nhật Bản đứng thứ hai trong thống kê người nước ngoài ăn cắp tại đây, chỉ sau Trung Quốc.
Trong số các vụ án hình sự, người Việt đứng đầu về cả số vụ lẫn số người các tội cướp giật, ăn cắp. Đặc biệt tăng là các vụ ăn cắp. Số người Việt ăn cắp bị bắt giữ là 1.745 trong tổng số 6.716 người nước ngoài bị bắt.
Trong các trường hợp ăn cắp do người Việt Nam thực hiện thì số vụ ăn cắp ở cửa hàng, siêu thị đặc biệt cao với 1.437 vụ.
Trong số người Việt Nam phạm tội, tỷ lệ người đi du học chiếm 54.2%, người sang Nhật học nghề chiếm 12.9%. Đặc biệt tội phạm có visa du học tăng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.