Phối hợp quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
01/11/2017 07:23

Công ước SAR 79 là công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển gồm 93 quốc gia thành viên tham gia, trong đó có Việt Nam. Mục đích của công ước này nhằm phát triển và tiến hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn thông qua việc thiết lập một kế hoạch chung để tổ chức kịp thời các hoạt động TKCN trên biển và thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức, lực lượng tham gia hoạt động TKCN.

 

B7-Cong uoc SAR-79 va cac thoa thuan quoc te ve TK
 

 TKCN trên biển là hoạt động mang tính toàn cầu, một vụ việc có thể liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực. Các quốc gia ven biển không thể tự tiến hành hoạt động TKCN một cách đơn phương và tự do trên tất cả các vùng biển.

Tại Chương II của Công ước SAR 79 quy định rõ về tổ chức phối hợp các hoạt động TKCN trên biển. Theo đó, phải có sự sắp xếp, cung cấp và phối hợp các dịch vụ TKCN. Các thành viên của Tổ chức đảm bảo có kế hoạch cần thiết trong công việc cung cấp các dịch vụ TKCN phù hợp cho những người gặp nạn trên biển trong phạm vi bờ biển của mình. Tất cả các thông tin thay đổi, bao gồm: Dịch vụ TKCN hàng hải quốc gia; vị trí thành lập các trung tâm phối hợp cứu nạn, số điện thoại, số fax và khu vực chuyên trách; các đơn vị chính, sẵn có để sử dụng sẽ được quốc gia đó thông báo tới các quốc gia thành viên của Công ước. Mỗi khu vực TKCN sẽ được thiết lập theo thỏa thuận giữa các thành viên tham gia. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về sự phân vùng của một khu vực TKCN giữa các thành viên, họ sẽ nỗ lực hết sức để đạt được thỏa thuận nhờ vào những sắp xếp thích hợp, theo đó việc phối hợp toàn bộ các hoạt động TKCN giữa các thành viên trong vùng đó là như nhau. Thỏa thuận đạt được giữa các bên sẽ được thông báo cho Ban Thư ký, Ban Thư ký sẽ thông báo cho tất cả các thành viên tham gia các thỏa thuận và các công việc đã được nêu trên.

Việc khoanh định các khu vực TKCN thì không liên quan và không gây ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, các thành viên cũng được yêu cầu phải đảm bảo đáp ứng một cách thỏa đáng các hoạt động TKCN xung quanh bờ biển của mình như: Có thể trả lời ngay cho các cuộc gọi cấp cứu hay khi nhận được thông tin có người gặp nạn trong khu vực được cung cấp các hoạt động phối hợp TKCN tổng thể thì thành viên đó phải thực hiện các bước khẩn cấp để cung cấp các hỗ trợ thích hợp nhất sẵn có cho bất kỳ người nào gặp nạn trên biển, bất kể quốc tịch hay trạng thái của người đó.

Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động TKCN trên biển đều yêu cầu các quốc gia ven biển cần lưu ý trong việc phối hợp, hợp tác với các quốc gia láng giềng trong việc thường trực thu nhận, xử lý thông tin cấp cứu trên biển, tổ chức và phối hợp điều hành hoạt động TKCN trên vùng biển quốc gia mình quản lý và vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia trong khu vực.

Những năm qua, để phù hợp với đòi hỏi thực tế, Việt Nam đã tổ chức và duy trì hệ thống phối hợp TKCN trên biển với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia ven biển trong hoạt động TKCN trên biển. Bên cạnh sự tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước SAR 79, Việt Nam cũng đã xúc tiến việc hợp tác với quốc tế và các quốc gia trong khu vực bằng việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác trong công tác TKCN. Việt Nam cũng đồng thời tích cực thực hiện phối hợp thu nhận, xử lý thông tin cấp cứu trên biển, tổ chức và điều hành hoạt động tìm kiếm người, phương tiện bị nạn trên vùng biển thuộc quốc gia mình quản lý hay các vùng biển chồng lấn.

Các thỏa thuận hợp tác quốc tế về TKCN trên biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực biển Đông như: Việt Nam đã ký kết Hiệp định Hàng hải với 7 quốc gia trong khu vực biển Đông. Bên cạnh các điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến hành hải, vận tải biển…, trong Hiệp định còn có những quy định cụ thể về việc hai bên ký Hiệp định phải dành sự quan tâm trong việc tổ chức hoạt động cứu giúp người, phương tiện, hàng hóa của phía bên kia gặp tai nạn, sự cố trong vùng biển hay vùng nước cảng biển. 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác TKCN người và tàu thuyền gặp nạn trên biển. Nội dung của Tuyên bố đã quy định nhiều điều khoản rõ ràng, cụ thể trong vấn đề hợp tác của các quốc gia

Ý kiến của bạn

Bình luận