Quy định thời giờ làm việc và nghỉ ngơi với nhân viên đường sắt

Tác giả: Minh Phương

saosaosaosaosao
11/06/2015 12:45

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư Quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động đặc biệt trong vận tải đường sắt.

tau-hoa-dam-xe-tai-ngay-13-3-1
Ảnh minh họa

Đối với các nhân viên đường sắt làm việc theo ban (nhân viên điều độ chạy tàu; nhân viên quản lý, điều hành, phục vụ tại các trạm, ga; nhân viên tuần, gác; nhân viên thông tin, tín hiệu…), quy định được áp dụng như sau:

Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được trực không quá 6 tiếng và sau đó phải nghỉ ít nhất 12 tiếng.

Người lao động làm công việc có khối lượng lớn, bận rộn liên tục ngày đêm chỉ được trực không quá 8 tiếng và sau đó phải nghỉ ít nhất 16 tiếng.

Người lao động làm công việc có khối lượng tương đối nhiều nhưng không liên tục chỉ được trực không quá 12 tiếng và sau đó phải nghỉ ít nhất 12 tiếng, một tháng không quá 21 ban trực.

Người lao động làm công việc có khối lượng không lớn, không liên tục chỉ được trực không quá 12 tiếng và sau đó phải nghỉ 12 tiếng, một tháng không quá 26 ban trực.

Người lao động làm công việc có khối lượng ít chỉ được trực không quá 16 tiếng và sau đó phải nghỉ ít nhất 8 tiếng.

0708-kien-tuong-thu-nhap-cung-chi-tang-tang
Ảnh minh họa

Đối với các nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu (lái tàu, phụ lái, trưởng tàu, nhân viên...), quy định được áp dụng như sau:

Lái tàu, phụ lái tàu không được làm việc quá 9 tiếng/ngày và 156 tiếng/tháng.

Trưởng tàu và các lái tàu, phụ tàu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga không được làm việc quá 12 tiếng/ngày và 208 tiếng/tháng. Nếu hành trình dài hơn 12 tiếng thì lao động chỉ được trực 8 tiếng và sau đó phải nghỉ tại chỗ 8 tiếng.

Nhân viên phải nghỉ ít nhất 12 tiếng sau mỗi hành trình chạy tàu dài (trên 8 tiếng). Nếu hành trình từ 8 tiếng trở xuống và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người lao động áp dụng quy định của nhân viên làm việc theo ban.

Trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên tàu phải đưa đoàn tàu về nơi quy định, bàn giao xong đoàn tàu mới được kết thúc ca trực và nghỉ ngơi.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/08/2015. (Chi tiết xem tại đây)

Ngày 27/5, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra vụ TNGT đường sắt làm ông Nguyễn Văn Tâm (38 tuổi) nhân viên Ga Sông Mao thuộc huyện Bắc Bình thiệt mạng. Vào khoảng 1h ngày 27/5 tại Km 1479, tuyến đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tàu hỏa SE1 do lái tàu Ngô Văn Hà (thuộc Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng) điều khiển lưu thông hướng Hà Nội – TP HCM, khi đến khu vực nói trên đã tông vào ông Nguyễn Văn Tâm đang… nằm ngủ trên đường ray.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận