Theo đó, dựa trên các quy định pháp luật, giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C, không quy định số chỗ đứng của hành khách trên xe.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt có bố trí số chỗ ngồi nhỏ hơn 30 chỗ và một số chỗ đứng với tổng số người được chở lớn hơn 30 người sử dụng lái xe có giấy phép lái xe hạng D để lái xe.
Dựa trên tình hình cụ thể, TC ĐBVN tiếp tục quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe buýt cần căn cứ thông số cụ thể của ô tô buýt, đối chiếu với xe ô tô khách chỉ bố trí ghế ngồi cùng chủng loại có kích thước tương đương để xác định hạng giấy phép lái xe phù hợp để điều khiển xe; hoặc có thể căn cứ điểm i mục 2.2.2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ mã số QCVN 40: 2012/BGTVT.
Cụ thể Xe dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng D là ô tô khách có từ 24 đến 30 chỗ ngồi (kể cả người lái) có: Chiều dài từ 6,2m đến 7,5m; chiều rộng: từ 2,0m đến 2,5; chiều dài cơ sở: từ 3,1m đến 4,5m.
Đối với việc sử dụng lái xe để lái xe khách giường nằm cũng sử dụng nguyên tắc như trên để xác định hạng giấy phép lái xe phù hợp để điều khiển xe.
TC ĐBVN cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe buýt, xe khách giường nằm căn cứ vào các văn bản trên và thông số cụ thể của các ô tô buýt, ô tô khách giường nằm để sử dụng người điều khiển ô tô buýt có hạng Giấy phép lái xe phù hợp quy định, đảm bảo an toàn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.