Trong 10 năm qua, với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo TTATGT đã giúp kiềm chế và kéo giảm mạnh “nỗi đau” TNGT. Từ trên 13.000 người tử vong do TNGT vào năm 2007 thì đến nay, con số này đã giảm xuống mốc 8.000 người, cùng với đó là số người bị thương cũng như thiệt hại về tài sản vật chất được kéo giảm đáng kể.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, năm 2017 thời tiết diễn biến phức tạp nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được duy trì ổn định. UTGT cũng được khắc phục từng bước; vận tải trong các dịp cao điểm lễ, Tết nhìn chung đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Về những điểm mạnh trong công tác đảm bảo TTATGT thời gian qua phải nhắc đến là các chính sách ngày càng sát với yêu cầu thực tiễn. Cùng với đó, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý điểm đen, đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt cũng được thực hiện nghiêm túc, có kết quả cụ thể, đặc biệt là các công trình kết cấu giao thông trọng điểm đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm TNGT hiệu quả. Điển hình là toàn tuyến QL1A sau khi được cải tạo, nâng cấp, so với năm 2011 đã giảm 1.160 vụ TNGT (-36,6%), giảm 539 người chết (-30,7%), giảm 1.390 người bị thương (-49%).
Cùng với đó, công tác đảm bảo TTATGT cũng ghi nhận nỗ lực của lực lượng chức năng với nòng cốt là lực lượng CSGT; công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện giao thông ngày càng chặt chẽ, minh bạch, giúp chất lượng phương tiện khi tham gia giao thông ngày càng nâng cao. Đặc biệt, các bộ, ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng văn hóa giao thông.
Mặt khác, theo báo cáo độc lập của Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, sau 10 năm thực hiện quy định pháp luật về bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy (2007 - 2017), với sự đồng thuận và chấp hành nghiêm của toàn dân đã kéo giảm trên 15.300 người chết do TNGT, trên 500.000 ca chấn thương đầu, giảm thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra khoảng 3,5 tỷ USD.
Theo ông Khuất Việt Hùng, năm 2018 với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 6,5%, đặc biệt là từ ngày 01/01/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia ASEAN giảm xuống 0% nên nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện sẽ gia tăng nhanh, tạo áp lực lớn về TTATGT. Trong khi đó, công tác đảm bảo TTATGT tuy chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhưng hiện nay vẫn có 5 vấn đề cần được chú trọng hơn nữa. Về kinh doanh vận tải, tình trạng “xe dù”, “bến cóc” có xu hướng tăng mạnh, gây mất TTATGT, cạnh tranh bất bình đẳng với dịch vụ xe chở khách theo tuyến cố định; tình hình xe ô tô chở quá tải, xe cơi nới thành thùng chở hàng quá tải có dấu hiệu tái diễn, đặc biệt là tình trạng xe quá tải lưu thông đường dài trên một số trục quốc lộ chính. Cùng với đó, tình hình khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp trên một số tuyến sông địa phương gây mất TTATGT đường thủy nội địa, UTGT tại các đô thị lớn diễn biến phức tạp, có dấu hiệu gia tăng.
Xác định rõ trách nhiệm của địa phương
Chỉ rõ nguyên nhân gây nên những tồn tại hiện nay trong công tác đảm bảo TTATGT, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng, một số nơi còn tình trạng cấp ủy, người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị chức năng chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, để tồn tại hiện tượng buông lỏng trong quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, dung túng vi phạm, tiêu cực, làm trái quy định, đặc biệt là trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý xe ô tô chở khách theo hợp đồng, bến bãi đường bộ, bến thủy nội địa không phép, hành lang ATGT…
Năm 2017 ghi nhận TNGT tiếp tục giảm toàn diện cả 3 tiêu chí, riêng số người tử vong trong năm nay lần đầu tiên giảm sát mốc 8.000 người. Cụ thể, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ TNGT, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người; so với năm 2016, TNGT giảm 1.509 vụ (-6,99%), giảm 406 người chết (-4,67%), giảm 2.240 người bị thương (-11,62%). |
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền một số địa phương vẫn chưa thực sự coi trọng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác vận động nhân dân xây dựng văn hóa giao thông, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền thấp, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn yếu kém.
Trong năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã chấn chỉnh các dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu cát sỏi và quản lý nhà nước về khai thác cát sỏi trên các tuyến sông. Bộ GTVT cũng đã dừng cấp mới, đồng thời yêu cầu dừng hoạt động toàn bộ các dự án đang triển khai cho đến khi hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan. Mặc dù vậy, một số địa phương cấp phép khai thác cát sỏi trên sông nhưng lại buông lỏng quản lý, để diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép, ngoài phạm vi được cấp, vi phạm luồng đường thủy nội địa và khu vực gần bờ, làm biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, gây mất ATGT, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và bảo vệ an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, tại một số địa phương đang tái diễn tình trạng xe ô tô cơi nới thành thùng chở hàng quá tải, đặc biệt là tại các địa bàn có mỏ vật liệu, nhà máy xi măng, khu vực có các công trường đang thi công và tại các khu vực có cảng, khu công nghiệp.
Về công tác chống UTGT, Phó Thủ tướng nhìn nhận, các địa phương đã ra xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, các giải pháp quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân gắn với phát triển vận tải hành khách công cộng còn triển khai chậm, chưa có giải pháp căn cơ và duy trì hiệu quả lập lại trật tự đô thị.
Tiếp tục giảm TNGT từ 5 - 10%, giảm 10% TNGT ở trẻ em
Hiện nay, tỷ lệ thương vong do TNGT ở trẻ em còn cao, nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong đó TNGT liên quan đến trẻ em và nạn nhân TNGT là trẻ em có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, sau 10 năm áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm vừa qua, tỷ lệ người trưởng thành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện 2 bánh đã đạt hơn 90%, nhưng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện nay còn thấp, ở mức 35 - 40%.
Chính vì vậy trong năm 2018, chủ đề Năm ATGT được lựa chọn sẽ là “An toàn giao thông cho trẻ em”, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT, lấy trẻ em là mục tiêu và là động lực xây dựng văn hóa giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên.
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp gồm: Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về TTATGT; phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tái cấu trúc phát triển không gian; tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải; phát triển hệ thống vận tải công cộng, khối lượng lớn trong đô thị và kết nối vùng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành GTVT và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội; đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình |
Mặt khác, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đảm bảo TTATGT là tiếp tục thực hiện mục tiêu kéo giảm TNGT từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí, đặc biệt là giảm tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017. Cùng với đó là tiếp tục kéo giảm UTGT tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, không để xảy ra UTGT kéo dài trên 30 phút q
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.