Các turbin được neo ở độ sâu 100m dưới đáy biển |
Công ty Statoil có kinh nghiệm vận hành một turbin nổi ở ngoài khơi bờ biển Na Uy từ năm 2009. Tuy nhiên, Hywind là công trình đầu tiên có tới năm turbin nổi được xây ở cùng khu vực. Mỗi turbin nổi sẽ cho công suất 6MW, đủ cung cấp điện cho 20.000 hộ dân vào cuối năm 2017.
Lợi thế của turbin nổi trên mặt biển là chúng có thể đặt ở vùng nước sâu hơn so với tuabin trên mặt đất. Các nhà máy phong năng ven biển thường bị giới hạn ở độ sâu không quá 40m dưới mực nước biển, vị trí sâu hơn sẽ khiến chi phí liên quan tăng cao. Thay vào đó, bằng cách neo tuabin trên các ống thép nhồi bê tông dưới đáy biển, chúng có thể nằm ở độ sâu 100m, cho phép đặt tuabin trên khu vực rộng lớn hơn.
Ý tưởng đưa các nhà máy phong năng ra khơi xa đang thu hút nhiều sự quan tâm, bởi tốc độ gió lớn hơn cho phép thu được nhiều năng lượng hơn so với nhà máy đặt gần bờ. Hơn 40 dự án đang trong giai đoạn phát triển nhằm tạo ra các nhà máy phong năng nổi. Tuabin gió hoạt động riêng lẻ lớn nhất thế giới khánh thành gần Fukushima, Nhật Bản, trong khi một chiếc khác dự kiến đi vào hoạt động ở ngoài khơi Bồ Đào Nha năm 2018.
Theo ước tính, hơn 90% nhà máy phong năng ven bờ được lắp đặt ở Bắc Âu, và Liên minh châu Âu đặt mục tiêu sản xuất 20% điện từ nguồn năng lượng tái tạo này vào năm 2020 do tiềm năng của các nhà máy phong năng nổi khá lớn. Nhà máy phong năng nổi cũng đang gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.