Nền công nghiệp “xe ôm” ở Kenya hiện nay rất phát triển, một nhóm sinh viên ở đất nước châu Phi này đã chế tạo ra xe máy điện chạy năng lượng mặt trời để góp phần giúp nền công nghiệp này trở nên sạch hơn.
Ở Kenya, rất nhiều những chiếc xe máy được trưng dụng làm thành “xe ôm”, nhưng những chiếc xe máy điện của bộ ba sinh viên của trường đại học Nairobi có lẽ là độc đáo hơn cả.
Charles Ogingo, Robert Achoge và James Ogola đều đang là những sinh viên năm cuối tại trường đại học Nairobi. Họ đã chế tạo ra một hệ thống có tên là Ecotran, Ecotran có tác dụng như một tấm pin năng lượng mặt trời, thu hút năng lượng và lưu trữ lượng năng lượng đó vào pin, sau đó nó sẽ được tận dụng để sạc động cơ điện của xe máy.
Vùng miền Tây ở Kenya phần lớn đều không có hệ thống lưới điện, và nếu có thì nguồn điện cũng hay bị gián đoạn. Vậy nên ở đây năng lượng mặt trời là một giải pháp thay thế hoàn hảo.
Ba sinh viên này đã lập nên một trạm tiếp nhiên liệu với 40 đơn vị năng lượng quang điện mặt trời, mỗi một đơn vị sản sinh ra 250W điện. Nguồn năng lượng này sẽ được dự trữ ở trong pin, sau đó thông qua các bộ chuyển mạnh mẽ để chuyển năng lượng vào pin lắp vào xe máy.
Các xe máy sẽ sử dụng một loại pin có thể tháo rời, khi sạc đầy sẽ có thể chạy được 70 km. Sau khi chạy hết năng lượng, những chiếc xe máy này sẽ phải trở về trạm tiếp nhiên liệu để thay pin, một chiếc pin khác sẽ được thay vào để sử dụng trong khi chiếc pin hết kia sẽ được sạc lại.
Sau khi thử nghiệm thành công công nghệ Ecotran trên 3 chiếc xe sản xuất xong trước, những nhà phát minh trẻ này đang mở rộng dự án của mình lên thành 40 xe.
Robert Achoge nói: “Phát minh của chúng tôi được tài trợ 100.000 USD bởi quỹ phát triển châu Phi của Mỹ. Và chúng tôi sẽ sử dụng số tiền này để nâng cấp dự án năng lượng mặt trời của mình.”
Các sinh viên này sẽ cho 40 người lái xe ôm thuê xe để đi thử. Hầu hết những người sử dụng xe máy ở Kenya đều phải thuê xe để làm việc.
Một người lái xe ôm tên Alfred Omondi cho biết, một ngày đắt khách anh ta có thể kiếm được khoảng 1000 shiling (9,60 USD) nhưng sẽ tốn 350 shiling (khoảng 3,4 USD) tiền xăng và 300 shiling (3 USD) để thuê xe.
Và với công nghệ Ecotran, Omondi chỉ tốn 100 shiling (gần 1 USD) để sạc pin xe máy của mình. Không chỉ tiết kiệm tiền bạc, công nghệ này còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Vấn đề duy nhất của chiếc xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời này đó chính là khả năng tăng tốc kém và khó làm việc được ở địa hình đồi núi.
Hiện nay, ngành công nghiệp “xe ôm” ở Kenya đã thu hút hàng ngàn thanh niên tại đây. Có 2,25 triệu phương tiện xe máy được đăng kí tại thủ đô Nairobi Kenya, trong đó phần lớn là các loại xe cũ có lượng khí thải rất độc hại.
Ở Kenya, 39% lượng không khí ô nhiễm là do sự lưu thông của xe máy. Hàng năm chính phủ tiêu tốn 15 triệu USD do số người mắc bệnh và tử vong vì ô nhiễm không khí.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.