Hiện tại TP.HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó có 91 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá. |
Cụ thể, có 22,5 tỷ đồng hỗ trợ đơn vị vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 51 tỷ đồng sẽ dự phòng việc phát sinh khối lượng, nhiên liệu, điều động phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị và 54,4 tỷ đồng chênh lệch chi phí do thay đổi mức lương.
Theo Sở GTVT TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến số lượng hành khách, số chuyến xe hoạt động nên từ đầu năm 2020 đến nay, hợp đồng đặt hàng vẫn chưa được ký kết giữa các đơn vị vận tải với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng khiến các doanh nghiệp xe buýt gặp nhiều khó khăn do mức tạm ứng không đủ trang trải chi phí.
Các doanh nghiệp xe buýt cho biết việc bổ sung tiền trợ giá, nhất là chi phí hỗ trợ dịch Covid-19 sẽ giúp các đơn vị vận tải phần nào vượt qua khó khăn, trang trải chi phí, nợ nần trong mấy tháng.
Những năm gần đây, ngân sách chi trợ giá cho hoạt động xe buýt tại TP.HCM bình quân hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhưng được cho chưa sát thực tế. Ba năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần (từ 1.123 tỷ đồng năm 2018, lên 1.247 tỷ đồng năm 2019 và 1.311 tỷ đồng năm 2020) nhưng không đủ kinh phí để xe buýt hoạt động.
Trong khi lượng hành khách đi xe buýt cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2014-2018 khách giảm bình quân 6,65% mỗi năm. Đến năm 2019 lượng khách chỉ đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.