Sống có trách nhiệm với môi trường

Tác giả: nguyên tài

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 03/02/2017 10:40

Không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống, thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều là những thành tố quan trọng được sản sinh, hình thành và nuôi dưỡng trong môi trường sống. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mỗi chúng ta! Hãy "đối xử" với môi trường có trách nhiệm vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Anh bai so 44

Cuộc sống của chúng ta được kết nối giữa cái mới và cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống. Số mối liên kết càng nhiều, mạng lưới cuộc sống càng chắc chắn. Một thực tế đơn giản là tất cả các mối liên kết trong mạng lưới cuộc sống đều dựa vào môi trường. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường của mình thì các mối liên kết đó sẽ bị tan vỡ và phân hủy.

Chưa bao giờ trên thế giới mọi thành phần khác nhau trong xã hội lại quan tâm nhiều đến môi trường đến như vậy, bởi hành tinh chúng ta đang hứng chịu những hậu quả nặng nề do vấn đề ô nhiễm môi trường sống gây nên. Liên hợp quốc đang kêu gọi các nước cùng tập trung mọi nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sống tại các đô thị - nơi mà dân số thế giới tập trung nhiều nhất và cũng là nơi phát sinh ra nhiều hệ quả xấu đến môi trường nhất nếu không có những biện pháp quản lý hợp lý và hiệu quả.

Bên cạnh đó, thay đổi cách sống từ mỗi cá nhân, hộ gia đình cũng là xu thế mà thế giới đang hướng đến.

Nhiều người từng nhắc đến từ "bảo vệ môi trường", nhưng bản thân người đó phải thấy được trách nhiệm và đóng góp như thế nào vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống. Bảo vệ môi trường bắt đầu từ ngay căn nhà của bạn.

Bạn có thể không có khả năng làm giảm sự nóng lên toàn cầu, kết thúc ô nhiễm và cứu những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng một cách riêng lẻ, nhưng bằng cách chọn lựa một phong cách sống thân thiện với trái đất, bạn có thể làm được nhiều việc mỗi ngày để giúp đạt đến những mục tiêu đó. Có những quyết định thông minh về cách bạn sống, loại và lượng tài nguyên mà bạn tiêu thụ.

Ăn ít thịt và nhiều trái cây, ngũ cốc và rau củ có thể giúp môi trường nhiều hơn bạn nhận biết. Ăn thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa đóng góp rất lớn vào vấn đề nóng lên toàn cầu vì nuôi gia súc để sản xuất thực phẩm có thể phát thải khí nhà kính nhiều hơn trồng thực vật. Một báo cáo của Đại học Chicago (Mỹ) phát hiện rằng, áp dụng một chế độ ăn chay sẽ làm giảm vấn đề nóng lên toàn cầu nhiều hơn là chuyển sang sử dụng xe hơi điện. Việc nuôi gia súc để lấy thực phẩm cũng sử dụng nhiều diện tích đất, nước, ngũ cốc và nhiên liệu. Mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ, 80% diện tích đất nông nghiệp, 1/2 tài nguyên nước, 70% sản lượng ngũ cốc và 1/3 lượng nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để nuôi gia súc lấy thực phẩm.

Tất cả chúng ta có rất nhiều đồ đạc. Khi chúng ta mua đồ đạc mới, việc này gây thiệt hại cho môi trường. Hàng hóa mà chúng ta sản xuất cần đến năng lượng, gây ra một lượng ô nhiễm và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Người ta thường tranh cãi rằng bảo vệ môi trường sẽ đòi hỏi quá nhiều hy sinh. Nhận thức môi trường đối với nhiều người đơn giản là những gì đem đến tiện lợi cho họ.

Ngày nay, phần lớn chúng ta biết rằng những mối nguy đang hiện diện và chính loài người đã gây ra. Nhiều người lo lắng cho tương lai của hành tinh chúng ta đang sống và trừ phi chúng ta có thể tìm ra một cách thức để giải quyết các vấn đề con người đã gây ra thì khi đó môi trường mới có thể tiếp tục vận hành theo chu trình của nó. Mỗi người chúng ta, ở bất kỳ độ tuổi nào, có thể làm điều gì đó để giúp làm chậm lại và đảo ngược lại một số thiệt hại. Chúng ta không thể giao phó toàn bộ công việc cần giải quyết cho các chuyên gia bởi tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với môi trường sống. Chúng ta cần học để sống theo cách bền vững hơn, ví dụ học cách sử dụng tài nguyên bao gồm không khí, nước, rừng, động vật hoang dã, đất nông nghiệp và biển mà không làm hại đến chúng. Dân số ngày càng tăng và cách sống đang thay đổi, bởi vậy chúng ta phải gìn giữ thế giới ở điều kiện tốt để cho các thế hệ mai sau sẽ có những tài nguyên như chúng ta hiện nay.

Thế kỷ 20 đã đem đến sự phát triển và thay đổi về mặt kỹ thuật trên phạm vi rộng lớn, tuy nhiên điều này không phải luôn luôn tốt cho môi trường. Hiện tại chúng ta đang chịu đựng những hậu quả của sự thay đổi đó. Chúng ta cần quay trở lại những điều cơ bản và hướng đến cuộc sống ít phung phí hơn. Sống thân thiện với tự nhiên không phải là một nghiên cứu theo mốt hay xu thế, mà là một cách tiếp cận có trách nhiệm để suy nghĩ một cách tích cực về bản thân và môi trường xung quanh bạn. Chọn cách thể hiện điều này bằng bất cứ cách thức nào mà bạn mong muốn. Kết quả sẽ là một thế giới tươi đẹp và bền vững hơn cho tất cả chúng ta. Nếu tất cả chúng ta tạo nên những thay đổi nhỏ này trong đời sống, hiệu quả sẽ vô cùng to lớn! Chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt chung trong cuộc sống hôm nay của mình và thay đổi một cách quyết liệt cho tương lai tốt đẹp hơn. Con cháu chúng ta sẽ cảm ơn chúng ta về điều đó.

Chúng ta ai cũng biết đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, thể hiện ở việc chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng để phát triển bền vững thì cần phải biết nói không với những dự án FDI có tác động xấu đến môi trường. Việc thu hút đầu tư nước ngoài phải giảm thiểu tác động tới môi trường.

Bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư, Việt Nam đã đưa ra nhiều thể chế, cơ chế để bảo vệ môi trường tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với luật pháp quốc tế. Một trong những cơ chế đó là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định liên quan đến đánh giá tác động môi trường khá phù hợp với quy định trong luật pháp quốc tế, cung cấp tiêu chí đánh giá và giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, năng lực của chúng ta qua việc thực hiện còn nhiều hạn chế.

Bảo vệ tài nguyên môi trường là việc quốc gia hệ trọng mà theo xu thế hiện nay còn quan trọng hơn cả nhu cầu phát triển kinh tế của một đất nước, nếu không sẽ có thể gây nên những ảnh hưởng xấu chưa lường hết được cho các thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường vì thế cũng phải được xếp vào loại chính sách quốc gia ưu tiên hàng đầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận