Thời gian gần đây, người dân tỉnh Hà Nam tiếp tục phản ánh tình tình trạng sông Nhuệ ô nhiễm dẫn đến nước sinh hoạt của gia đình không được đảm bảo, liên tục mất nước. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, sinh hoạt của họ.
Dễ dàng nhìn thấy nước soogn Nhuệ chuyển màu đen ngòm. |
Sông Nhuệ có dòng chảy nối liền với sông Tô Lịch theo hướng từ thành phố Hà Nội chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam. Vì thế, sông Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ thành phố Hà Nội.
Bức xúc về vấn đề sông Nhuệ ngày càng bị ô nhiễm nặng, nhiều hộ dân đã kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể từ cơ quan chức năng.
Gia đình bà Lâm Thị Oanh bức xúc trước tình trạng nước sông Nhuệ ngày một ô nhiễm nặng nề. |
Bà Lâm Thị Oanh (63 tuổi), trú tại Tổ dân số 8 gần sông Nhuệ, bức xúc nói: “Nhiều lần chúng tôi đã trình bày với các cơ quan chức năng là làm sao xử lý tốt những vấn đề trên sông đầu nguồn nhưng đến nay vẫn không khắc phục được. Khiến cho những người dân sống ở cuối nguồn như chúng tôi đây luôn xảy ra tình trạng bất cập là mất nước, tháng có khi bốn đến năm lần không có nước dùng. Vì những lần sông đầu nguồn Tô Lịch (trên địa phận Thành phố Hà Nội) xả nước về là toàn nước bẩn làm cho nhà máy không bơm được nước để sinh hoạt hằng ngày".
"Tệ hại hơn là mỗi khi gió thổi vào nhà là mùi nước hôi thối từ sông bốc lên khiến người dân đây không thể thở nổi. Dân chúng tôi đây khổ lắm, nước sông ngày càng đen ngòm thế kia thì cá, tôm, sao mà sống được”, bà Oanh nói thêm.
Theo ghi nhận của PV, đứng trên bờ cũng có thể thấy rõ sông Nhuệ có mùi sặc sụa không thể ngửi được, màu nước đen ngòm.
Tiếp nhận phản ánh trên của nhiều người dân, ông Phạm Văn Thịnh - Tổ trưởng tổ dân phố số 8, phường Quang Trung (TP Phủ Lý, Hà Nam), cho hay: “Dân ở đây khổ lắm, kêu nhiều rồi nhưng không giải quyết được. Hiện chỉ có thể làm sao giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên sông đầu nguồn trước đã, ở đây mới đỡ ô nhiễm và mất nước. Đặc biệt nói về mùa này, mùi hôi thối của nước bốc lên kinh lắm. Nhiều người dân sống quanh sông, hoặc người đi đường không thể nổi chịu được”.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.