Tác giả: PGS. TS. NGUYỄN MẠNH TUẤN
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Thiết bị đầm lăn tạo tấm hỗn hợp BTN |
Bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn đang được xem là một trong những ô nhiễm chủ yếu, đặc biệt ở các thành phố lớn hiện nay. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu xuất phát từ các hoạt động giao thông: tiếng động cơ, tiếng còi, tiếng phanh xe, ma sát giữa bánh xe và mặt đường... Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiếng ồn từ giao thông là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thứ hai ở châu Âu, chỉ sau ô nhiễm không khí [1]. Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Nói cách khác, tiếng ồn là âm thanh với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người [2]. Theo WHO [1] thì hơn 44% dân số châu Âu khi tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá 55 dB thì có thể bị nguy hại đến sức khỏe, có thể rối loạn đến giấc ngủ, đẫn đến các bệnh về tim mạch cũng như thậm chí là bị bệnh tâm thần. Tiếng ồn từ lốp xe là tác nhân chính gây ra tiếng ồn giao thông với tốc độ trên 40 km/h đối với xe ô tô và 70 - 80 km/h đối với xe tải. Cơ chế này bắt đầu từ dao động không khí được tạo ra giữa bề mặt đường và rãnh lốp xe. Khi xe chạy, không khí bị cuốn vào các rãnh và bị nén với mặt đường, sau đó lại bị nén bật ra khỏi các rãnh tạo ra các dao động. Hành động này xảy ra hàng ngàn lần một giây, do đó tạo ra âm thanh tần số cao. Tần suất của tiếng ồn cũng sẽ tăng tỷ lệ thuận với vận tốc xe. Do đó, việc nghiên cứu giảm thiểu tiếng ồn giao thông nên tập trung vào hai nhân tố chính là lốp xe và bề mặt mặt đường [1].
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.