Chủ tịch Honda Takahiro Hachigo trên chiếc xe Cub phiên bản mới nhất hôm thứ Năm tuần trước tại nhà máy chế tạo xe máy ở quận Kumamoto, Nhật Bản. |
Ngay cả cậu bé giao hàng cho tiệm mì cũng lái được
"Chiếc Cub này là hiện thân cho linh hồn của nhà sáng lập", Chủ tịch Takahiro Chachigo phát biểu tại sự kiện kỉ niệm hôm thứ Năm ở nhà máy Kumamoto. "Xe hai bánh vẫn là trọng tâm trong công việc kinh doanh của chúng tôi", ông kết luận.
Chiếc Toyota Corolla là chiếc xe hơi bán chạy nhất thế giới với 35 triệu chiếc đã được bán ra kể từ khi có mặt năm 1966 đến cuối tháng 8 vừa qua. Đứng thứ 2 là Volkswagen Golf với 33 triệu chiếc.
So sánh như vậy để thấy rằng con số 100 triệu đã đưa chiếc xe Cub lên một tầm cao mới của chính nó. Và chiếc xe hai bánh này đã có chuyến du hành đủ dài với nhiều lần thay đổi các vai trò của mình trong suốt 6 thập niên qua.
Khi chiếc Cub xuất hiện năm 1958, hãng Honda lúc đó đặt xong tên cho chiếc Dream E-Type, dòng xe máy động cơ 4 thì do nhà sáng lập hãng Soichiro Honda thiết kế với hệ thống van treo OHV (Overhead Valve - trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn).
Nhưng rồi sản lượng dư thừa, hàng hóa ế ẩm, công ty gặp rắc rối về tài chính. Ông Soichiro khi đó đã tốn nhiều công sức để thiết kế một chiếc xe máy mà "ngay cả một cậu bé ở cửa hàng mì soba cũng có thể đi được". Chiếc Cub đầu tiên đã ra đời như vậy.
Cub đã đem về thành công cực kì lớn và là thiết kế mẫu định hình nên bản chất của Honda. Ngắn gọn là, một chiếc Honda tiêu chuẩn thường sẽ hướng đến sự nhỏ gọn, chắc chắn, giá phải chăng và trên hết là bất cứ ai cũng dễ dàng vận hành.
Sau này Honda cũng thêm yếu tố "thể thao" vào danh sách các tính năng, trước sự ảnh hưởng của giải đua xe Công thức 1. Honda Civic, chiếc "Cub phiên bản 4 bánh" - dòng xe sedan bán chạy nhất của tập đoàn này, cũng được sản xuất đặc biệt cho thị trường đại chúng.
Còn HondaJet mới được phát triển gần đây cũng vô cùng nhỏ gọn và có mức giá rất phải chăng cho một chiếc máy bay. Người ta có thể gọi HondaJet là phiên bản "bay" của Cub hay Civic.
Những sự thay đổi
Không còn không gian sản xuất ở 2 nhà máy Saitama và Shizuoka, nhà sáng lập Soichiro quyết định xây một trung tâm sản xuất lớn dành riêng cho xe Cub. Ông muốn đặt nó gần với cơ sở của Toyota để tạo động lực tăng trưởng đến "một ngày" sẽ vượt qua đối thủ.
Sau khi cân nhắc đánh giá, Honda quyết định chọn tỉnh Mie ngay gần với thành phố Toyota trung tâm của tỉnh Aichi.
Chiếc xe Civic đã thay đổi Honda từ một nhà sản xuất xe máy trở thành một đại gia chế tạo ô tô. Sự thay đổi này cũng xác định lại vị thế của Cub trong chiến lược của công ty. Khi Honda mở rộng việc sản xuất ra nước ngoài vào những năm 1980s, công ty này vạch kế hoạch 2 bước gồm: tạo lập thương hiệu Honda gắn với những chiếc xe hai bánh và sau đó tấn công thị trường 4 bánh.
Honda chính là hãng ô tô Nhật Bản đầu tiên sản xuất xe ở Mỹ. Và ở nhà máy đầu tiên trên đất Mỹ đặt tại Ohio, Honda đã bắt đầu với xe máy.
Những năm 90s, xe Cub trở thành ngôi sao tại các thị trường mới nổi. Cơn sốt dòng xe này tại Đông Nam Á đã giúp Honda trở thành phương tiện giao thông được số đông người dân lựa chọn. Xe máy đồng nghĩa với Honda. Ở Việt Nam thì thậm chí tiêu chuẩn Honda còn trở thành chuẩn chung cho tất cả các loại xe máy khác.
Cub bị che khuất bởi ô tô vào những năm 2000 nhưng rồi lại trở lại chứng minh giá trị thực của nó trong thập kỷ này. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thổi bay khoảng 30% nhu cầu phương tiện giao thông trên toàn thế giới, nhưng riêng Cub vẫn bán tốt tại các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Ngay cả khi báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 3/2009 của Toyota và Nisan nhuộm đầy màu mực đỏ (kinh doanh lỗ), thì Honda vẫn ghi nhận lợi nhuận, chính là nhờ có Cub.
Giờ đây câu hỏi được đặt ra là liệu các chủ đề lấy cảm hứng từ chiếc xe Cub huyền thoại có giữ được sức sống của Honda. Và có lẽ Honda sẽ cần phải thay đổi hình ảnh của mình thay vì dựa mãi vào câu chuyện di sản nhiều năm trước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.