Tăng cường quản lý, xử phạt xả chất thải ra môi trường

Tác giả: PV

saosaosaosaosao

Trong tháng 7/2021, nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường bắt đầu có hiệu lực, điển hình như Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường phối hợp trong xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19.


 

mt2.
Ảnh minh họa

 

Phạt đến 120 triệu đồng khi xả chất thải không qua xử lý ra môi trường
Từ ngày 01/7/2021, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày 24/5/2021 bắt đầu có hiệu lực.Theo đó, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường theo quy định về thực hiện giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đặc biệt, giảm mạnh mức phạt đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng còn từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng so với mức phạt cũ là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Ngoài ra, bổ sung quy định phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu không đúng quy định.Nghị định này còn bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; buộc lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định; buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định...

Tăng cường phối hợp trong xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2743/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường phối hợp trong xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19.Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Bộ đề nghị UBND chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu vực cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu vực cách ly khác) tại địa phương khẩn trương xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải, đặc biệt đối với chất thải y tế tại các khu vực nêu trên của địa phương để phù hợp với việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19 tại Công điện số 600/CĐ-BCĐ của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.Cùng với đó, tăng cường việc tổ chức thực hiện và giám sát công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại địa phương để đảm bảo thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong đó, ưu tiên xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế và các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh tới cơ sở xử lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế tại các địa phương khác để hỗ trợ xử lý chất thải y tế trong trường hợp địa phương không đảm bảo năng lực xử lý chất thải y tế hoặc không đủ hạ tầng xử lý chất thải y tế.Các địa phương có cơ sở xử lý chất thải nguy hại cần tạo điều kiện hỗ trợ xử lý chất thải y tế khi có đề nghị từ các địa phương khác nhưng vẫn phải đảm bảo công tác xử lý chất thải y tế tại địa phương mình.Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế phải tích cực phối hợp, hỗ trợ việc xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương khác theo phạm vi hoạt động đã được cấp phép nhưng vẫn phải đảm bảo công suất xử lý chất thải đã được cấp phép và công tác xử lý chất thải y tế tại địa phương mình.

Ý kiến của bạn

Bình luận