Cận cảnh Nhà máy FLC STONE Núi Loáng tại Yên Định, Thanh Hóa |
Xanh hóa ngành vật liệu xây dựng
Theo thống kê, bình quân mỗi năm Việt Nam ước có khoảng 80 - 90 triệu mét vuông hạ tầng xây dựng, trong đó, vật liệu xây dựng (VLXD) chiếm tới 30 - 50% tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng.
Tuy nhiên, VLXD được xem là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, bởi không chỉ sử dụng khoảng một phần ba năng lượng trên toàn cầu, ngành xây dựng còn chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn lượng khí thải phát sinh là do sản xuất xi măng và sắt thép, tiếp đó là nhôm, kính/thủy tinh và vật liệu cách nhiệt.
Theo TS. Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện VLXD Việt Nam, việc phát triển VLXD đòi hỏi phải áp dụng khoa học và công nghệ để giảm thiểu sử dụng tài nguyên khoáng sản, tối đa hóa sử dụng phụ phẩm công nghiệp, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm VLXD bền vững hơn. Điều này thậm chí ngày càng trở nên cần thiết hơn khi Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh hàng đầu khu vực.
Nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, các công trình xây dựng ngày càng được chú trọng hơn đến các tiêu chí về chất lượng như: độ bền của công trình theo thời gian, tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, thích ứng với khí hậu tại nơi xây dựng... Do đó, các doanh nghiệp ngành VLXD cũng đang dần thay đổi theo xu hướng sản xuất “xanh” để đáp ứng những nhu cầu mới từ thị trường.
Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng “xanh” được thị trường ưa chuộng sử dụng như vật liệu xây dựng không nung, hay đá hạ tầng tự nhiên được đánh giá là vật liệu thân thiện môi trường hàng đầu hiện nay.
Đá tự nhiên FLC STONE - Công nghệ mới nâng tầm giá trị tài nguyên
Trên thị trường VLXD, FLC STONE là một trong số ít doanh nghiệp gây chú ý với những chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho vật liệu “xanh”.
FLC STONE (xác định phát triển kinh tế song hành với quá trình phát triển bền vững thông qua việc cung cấp trọn gói sản phẩm đá tự nhiên Thanh Hóa ra thị trường: từ khâu khai thác, sản xuất cho đến kinh doanh, phân phối với giá trị thương mại cao.
Doanh nghiệp hiện sở hữu hai cơ sở sản xuất quy mô tại Thanh Hóa bao gồm: Nhà máy Núi Bền (huyện Vĩnh Lộc) và Nhà máy Núi Loáng (huyện Yên Định). Các nhà máy được vận hành theo mô hình sản xuất “xanh”, thông qua việc sử dụng hệ thống máy cắt đá khối, đá quy cách, máy đánh bóng ứng dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu xử lý bụi đá, không gây ô nhiễm không khí tại Nhà máy sản xuất.
Dây chuyền cắt dây kim cương theo công nghệ Ấn Độ |
Quy trình khai thác sử dụng máy cắt dây kim cương thay vì cách thức nổ mìn truyền thống sẽ lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của đá, cho ra đời những khối đá đạt tiêu chuẩn có bề mặt phẳng, vuông vức. Đồng thời, vấn đề lãng phí tài nguyên trong quá trình sản xuất được hạn chế tối đa khi đá block được sản xuất tấm đá lớn hoặc chế tác mỹ nghệ, đá nhỏ hơn được nghiền thành đá xây dựng.
Hiện FLC STONE đang đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng mở rộng các nhà máy và hoàn thiện lắp đặt dây chuyền sản xuất đá tự nhiên hiện đại nhất tại Thanh Hóa. Cơ sở sản xuất quy mô này sẽ giúp FLC STONE tăng công suất khai thác, sản xuất, tối ưu chất lượng sản phẩm đá tự nhiên, từ đó mở rộng thị phần và khẳng định vị thế thương hiệu vững chắc trên thị trường.
Với sự đầu tư bài bản ngay từ đầu để tiến xa trong tương lai, sự xuất hiện của các doanh nghiệp uy tín như FLC STONE là những yếu tố đầy tiềm năng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của ngành vật liệu xây dựng xanh nói chung và đá tự nhiên nói riêng trong thời gian tới.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.