Tesla đã làm gì để khách hàng không phải mua xe "kèm lạc”?

Tác giả: Hải Nam

saosaosaosaosao
Thị trường 25/05/2022 09:30

Tạp chí GTVT - "Bia kèm lạc" là cụm từ được dùng để chỉ về việc mua ô tô nhưng phải mua thêm gói phụ kiện để nhận xe sớm.

Các mẫu xe “hot” là "gà đẻ trứng vàng" đối với đại lý. Người chịu thiệt lúc này là người tiêu dùng khi họ buộc phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua xe - một "vật dụng thiết yếu" ở các thị trường phát triển. Đã có không ít người kêu gọi các hãng xe đặt cố định giá xe khi ra mắt hoặc mở bán, thay vì chỉ áp dụng giá bán lẻ đề xuất (niêm yết) để hạn chế tình trạng thổi giá. Để thực hiện được việc này, các hãng chỉ có duy nhất một phương pháp đó là bỏ luôn hệ thống đại lý phân phối ngoài mà giao thẳng xe từ nhà máy. Tuy nhiên, phương pháp này khó mà thực hiện được với các hãng xe truyền thống, vốn có một hệ thống vận hành "tiêu chuẩn" đã tồn tại hàng thập kỷ.

3

Hiện nay trên thế giới chỉ có Tesla là thương hiệu duy nhất bán xe không thông qua đại lý. Họ không hề có đại lý truyền thống mà chỉ có các cửa hàng nơi người dùng có thể ra vào thoải mái để tìm kiếm và tham khảo thông tin mà không có áp lực bắt buộc phải mua xe .

Đặt hàng trực tuyến là xu thế của tương lai, nó đã và ngày càng chiếm ưu thế trong hành vi tiêu dùng của con người, tuy nhiên đặt một chiếc ô tô trên website, không cần ra đại lý và được giao tận nhà thì sao nhỉ? đó là một ý tưởng tuyệt vời, và Tesla đã thực hiện y như vậy.

Việc cho khách hàng tự chọn chiếc xe qua mình qua website đem đến nhiều trải nghiệm thú vị, khách hàng có thể dễ dàng cá nhân hoá chiếc xe mà mình mong muốn, nó cũng rõ ràng và trực quan. Elon Musk cũng cho biết, tất cả các giao dịch mua xe trên website của Tesla sẽ luôn đi kèm với điều khoản “Hoàn trả lại tiền trong vòng 7 ngày cho bất cứ ai thay đổi quyết định”.

Phương thức bán hàng của Elon Musk hướng tới mục tiêu minh bạch hoàn toàn trong việc bán xe của Tesla đó là “Không có nhân viên bán xe mờ ám”. Elon Musk và Tesla hướng tới việc trao quyền cho người tiêu dùng nhiều hơn, giúp người mua xe có thể kiểm soát mọi thứ.

Cách làm của Tesla rất đáng để các hãng xe truyền thống học hỏi. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng có thể làm hình ảnh mạnh mạnh như Tesla để thuyết phục người dùng mua xe mà không cần “mục sở thị” sản phẩm. Tiếp đến, việc loại bỏ hệ thống đại lý trên quy mô toàn cầu sẽ dẫn đến những khoản đền bù khổng lồ cho các hãng xe. Cuối cùng là những luật lệ nhất định ở một số quốc gia khiến các hãng xe bị “gò bó” trong một hệ thống vận hành nhất định.

Sở dĩ, Tesla có chiến lược phân phối “không giống ai” này là bởi họ là một hãng xe non trẻ và khi ra quyết định hủy bỏ hệ thống showroom, quy mô của hãng vẫn còn chưa lớn.

Ý kiến của bạn

Bình luận