Tết Nguyên đán Tân Sửu: ATGT và những “con số biết nói”

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Pháp luật giao thông 17/02/2021 06:29

Tết Nguyên đán Tân Sửu tiếp tục ghi nhận bước tiến vượt bậc trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) với những “con số biết nói”.

Giảm sâu TNGT cả 3 tiêu chí

Theo báo cáo của Cục CSGT (Bộ Công an), Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), trong 07 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (từ ngày 10/2 đến ngày 16/02), toàn quốc xảy ra 182 vụ, làm chết 109 người, bị thương 123 người. So với 07 ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, TNGT giảm 16 vụ (-8,08%), giảm 24 người chết (-18,05%), giảm 51 người bị thương (-29,31%). Trong đó, đường bộ xảy ra 179 vụ, làm chết 106 người, bị thương 123 người. Đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người. Đường thủy xảy ra 02 vụ, làm chết 2 người. Không xảy ra sự cố uy hiếp an toàn hàng không và hàng hải.

1
Hiện trường vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) khiến 4 người chết, 1 người bị thương. 

TNGT đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra 3 vụ, làm 10 người chết và 03 người bị thương. Đơn cử là vụ TNHT xảy ra lúc 21h20 ngày 14/2 (mồng 3 Tết), tại Km1647+700 đường Hồ Chí Minh qua huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, giữa xe mô tô BKS 81S1-159.37 trên xe có 2 người đã va chạm với xe mô tô BKS 81X1-010.58 trên xe có 4 người. Hậu quả vụ tai nạn đã làm 4 người chết và 1 người bị thương.

Mặt khác, phân tích TNGT từ các cơ quan chức năng chỉ ra rằng, nguyên nhân tai nạn của 46/179 vụ do lái xe vi phạm quy định nồng độ cồn 03 vụ; vi phạm phần đường 17 vụ; không chú ý quan sát 13 vụ, chuyển hướng không đúng quy định 3 vụ, vượt xe không đúng quy định 1 vụ, không chấp hành quy định về tốc độ 4 vụ, do người đi bộ qua đường không đúng quy định 3 vụ, quy trình thao tác lái xe 1 vụ còn lại đang điều tra chưa rõ nguyên nhân.

8 tỉnh thành không xảy ra TNGT

Theo báo cáo của các Ban ATGT tỉnh, thành phố, tính tới 15h00 ngày 16/02), các địa phương không xảy ra TNGT trong 7 ngày tết Nguyên đán 2021 gồm: Bình Phước, Đăk Nông, Sơn La, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Hải Phòng, Kon Tum.

Các địa phương có số người chết tăng cao gồm Quảng Bình 5 người chết (tăng 150%), Gia Lai 12 người chết (140%), Quảng Ngãi và Khánh Hòa tăng 100%. 

Tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TP Hà Nội xảy ra 04 vụ, làm 05 người chết 01 người bị thương. So sánh thời gian cùng kỳ giảm 01 vụ, giảm 01 người chết, số người bị thương bằng cùng kỳ năm ngoái; TP Hồ Chí Minh xảy ra 05 vụ, 05 người chết, 01 người bị thương (giảm 03 vụ, giảm 03 người chết, số người bị thương bằng cùng kỳ năm ngoái);

Đà Nẵng xảy ra 02 vụ, 01 người chết, 03 người bị thương (không tăng không giảm số vụ, giảm 01 người chết, tăng 02 người bị thương); Hải Phòng, Cần Thơ không xảy ra TNGT.

4
Hiện trường của vụ tai nạn liên hoàn giữa 5 ô tô trên đường Võ Chí Công vào chiều mùng 5 Tết

Ghi nhận TNGT tại các bệnh viện

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế (Tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến, 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện), trong 5 ngày nghỉ tết Nguyên đán Tân Sửu, tổng số khám, cấp cứu liên quan đến TNGT là 5.337 trường hợp. Số lượt TNGT phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 2.364 trường hợp, tăng 16,3%, chuyển tuyến trên điều trị 226 trường hợp. Tổng số ca tử vong do TNGT, bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về là 26 ca, giảm 3 ca (13%).

Tính đến 7h sáng ngày 15/02 tức Mùng 4 Tết, sau 5 ngày nghỉ Tết đã có 24.722 ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, giảm -4,3% so với cùng kỳ Tết Canh Tý. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT chiếm 11,2% trong tổng số khám, cấp cứu chung. Trong đó 10.028 trường hợp phải nhập viện điều trị theo dõi chiếm 40,6% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, tăng 3,8% so với cùng kỳ Tết Canh Tý. Đã có 141 trường hợp tử vong do TNGT, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 14 ca so với cùng kỳ Tết Canh Tý 2020.

Gần 17 nghìn vi phạm, phạt trên 17 tỷ đồng

Lực lượng CSGT Công an các đơn vị, địa phương đã bố trí lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm TTATGT là nguyên nhân gây TNGT, xử lý 16.758 trường hợp vi phạm, phạt tiền 17,113 tỷ đồng, tạm giữ 101 ô tô, 4.642 mô tô, tước 1.930 giấy phép lái xe. Trong đó, trên đường bộ, CSGT đã kiểm tra, xử lý 16.300 trường hợp vi phạm; phạt tiền 16,623 tỷ đồng, tạm giữ 101 xe ô tô, 4.642 xe mô tô, tước 1.930 các loại giấy phép lái xe, trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.879 trường hợp, ma túy 4 trường hợp. Các đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc/C08: phát hiện xử lý 63 trường hợp, phạt 123 triệu, tước 22 GPLX.

Trên đường thủy, lực lượng đã xử lý 458 trường hợp vi phạm; phạt tiền 490 triệu đồng. Trên đường sắt, các đơn vị thuộc phòng 9 kiểm tra, nắm bắt tình hình công tác bảo đảm TTATGT  trên 21 chuyến tàu khách, 03 lượt đường ngang, kiểm tra quy trình tác nghiệp 57 nhân viên đường sắt.

1
Lực lượng chức năng xử lý lập biên bản người vi phạm kí nồng độ cồn trong ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu tại TP Hà Nội.
Giảm lượng phản ánh

Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, số lượt phản ánh tới đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia đã giảm đáng kể so với Tết những năm trước, với tổng số hơn 90 lượt gọi/7 ngày; chủ yếu tập trung vào ngày cao điểm từ ngày 9 - 10/02 (tức ngày 28 và 29 Tết) và ngày 15-16/02 (tức ngày mồng 4 và mồng 5 Tết) là thời điểm người dân về quê ăn Tết và những ngày sau Tết khi người dân quay trở lại thành phố sinh sống làm việc).

Nội dung phản ánh chủ yếu về tình trạng tự ý tăng giá vé xe khách, nhồi nhét và chèn ép hành khách, tăng giá trông giữ xe, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm quy định nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chở quá số người đi định, ùn tắc giao thông, bất cập trong tổ chức giao thông.

Các ý kiến thắc mắc về quy định giá cước vận tải đều được trả lời trực tiếp tới người dân, những thông tin vi phạm về kinh doanh vận tải được chuyển đến các cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra, xác minh và xử lý theo đúng quy định của pháp luật như: phạt tiền, tước phù hiệu xe, tạm đình chỉ giấy phép kinh doanh, tước giấy phép lái xe;…

CSGT các địa phương sau khi nhận phản ánh từ Ủy ban ATGT Quốc gia đã kịp thời bố trí lực lượng dừng xe, kiểm tra và xử lý nghiêm nhiều trường hợp nhà xe vi phạm chở quá số người, vi phạm các quy định về vận tải hành khách; Lực lượng Thanh tra giao thông và các bến xe tại địa phương tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các xe thu phụ thu giá vé cao so với quy định, hoạt động không có phù hiệu hoặc không có phiếu xuất bến; cán bộ trực đường dây nóng nhiều lần liên hệ trực tiếp với các nhà xe để yêu cầu lái xe và phụ xe hoàn trả tiền đã thu trái quy định cho hành khách ngay trên xe.

Giảm đáng kể ùn tắc giao thông trong Tết Nguyên đán

Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, do có phương án chỉnh trang kết cấu hạ tầng, tổ chức phân luồng hợp lý và tăng cường lực lượng hướng dẫn giao thông; người dân được cung cấp thông tin đã chủ động chọn thời điểm đi lại tránh tập trung những khoảng thời gian cao điểm, đồng thời trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, những khuyến cáo người dân hạn chế đi lại và không tụ tập đông người nên tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài đã giảm đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên còn xảy ra ùn tắc tại một số trạm thu phí, tuyến đường trục chính ra vào TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào ngày đầu và các ngày cuối kỳ nghỉ Tết; lực lượng chức năng đã ứng trực kịp thời xử lý sự cố và đưa giao thông thông suốt trở lại.

5
Ùn ứ trên tuyến cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ - Ninh Bình hướng về Hà Nội chiều mùng 5 Tết.

Trong những ngày Tết, tại TP Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh về cơ bản không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Tuy nhiên, tình trạng đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, uống rượu bia điều khiển phương tiện còn xảy ra khá phổ biến. Lực lượng chức năng thành phố TP Hà Nội đã tổ chức chốt trực, hướng dẫn phân luồng giao tại các điểm hay xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố tại các nút giao thông trọng điểm (các điểm chợ hoa, chợ tết; 15 tuyến quốc lộ, trục chính ra vào thành phố);

Cao điểm 2 ngày trước Tết và sau Tết, các tuyến đường vành đai, đường trục chính ra vào thành phố TP Hà Nội (Cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình, Vành đai 3, QL 32, QL 1....), thành phố Hồ Chí Minh (QL1 đi Miền Đông và Miền Tây, Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, TP Hồ Chí Minh – LongThành - Dầu Giây, QL13, 14, 22, 51, các tuyến kết nối cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Bến xe Miền Đông, Miền Tây) xảy ra ùn tắc cục bộ.

Ý kiến của bạn

Bình luận