Tàu không gian Chang'e-4 mang theo 3kg hạt giống |
Khám phá mặt tối
Trung Quốc vừa phóng thành công tên lửa mang theo tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt trăng, nơi không bao giờ đối diện với bề mặt Trái đất.
Tàu không gian Chang'e-4 (Hằng Nga 4) sẽ đặt một trạm thăm dò xuống hố thiên thạch Von Kármán, nằm ở phía Mặt Trăng không bao giờ đối mặt với Trái đất.Tàu thăm dò Chang'e-4 sẽ mở đường cho Trung Quốc để đưa các mẫu đá và đất Mặt trăng về Trái đất phục vụ việc nghiên cứu.
Hố thiên thạch Von Kármán được các nhà khoa học quan tâm vì là hố lâu đời nhất và lớn nhất trên Mặt Trăng - Lưu vực Nam Cực-Aitken. Hố thiên thạch này có thể được hình thành bởi tác động từ một thiên thạch khổng lồ hàng tỷ năm trước.
Do hiện tượng "thủy triều", chúng ta chỉ thấy một "khuôn mặt" của Mặt Trăng từ trái đất. Điều này là do Mặt Trăng chỉ xoay trên trục của chính nó cũng như hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của trái đất.
Mặc dù thường được gọi là "mặt tối", phía bên này của Mặt Trăng cũng được Mặt Trời chiếu sáng và cũng có các chu kỳ giống như phía mặt gần hơn. "Tối" trong bối cảnh này có nghĩa là "không được nhìn thấy".
Các thiết bị của Chang'e-4 có thể kiểm tra xem giả thuyết này có đúng không, làm sáng tỏ lịch sử ban đầu của Mặt Trăng. Tàu không gian mang theo hai camera; một thí nghiệm bức xạ do Đức xây dựng được gọi là LND; và một quang phổ kế sẽ thực hiện các quan sát thiên văn vô tuyến tần số thấp.
Ngoài ra, tàu không gian Chang'e-4 còn mang theo 3kg hạt giống khoai tây và rau cải để tiến hành các thử nghiệm sinh học trên Mặt Trăng. Hạt giống khoai tây đựng trong thùng chứa của hệ sinh thái được trang bị một lớp cách nhiệt và các ống dẫn ánh sáng để đảm bảo sự phát triển. Một pin có thiết kế đặc biệt sẽ được tích hợp trong thùng để đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng ổn định.
"Chúng tôi muốn nghiên cứu sự phát triển của hạt giống và quá trình quang hợp trên Mặt Trăng", Liu Hanlong, Giám đốc thử nghiệm và phó hiệu trưởng Đại học Chongqing nói với hãng tin Xinhua của Trung Quốc hồi đầu năm nay.
Chờ cuộc đổ bộ lớn
Ông Xie Gengxin, nhà thiết kế trưởng của dự án, cho biết nhiệm vụ này nhằm chuẩn bị cho các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng trong tương lai. “Chúng tôi sẽ phát trực tiếp sự hình thành và phát triển của cây cối cũng như côn trùng trên bề mặt Mặt trăng tới toàn thế giới”, ông Xie nói.
Sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của tàu Hằng Nga có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc. Đó là sự khẳng định thanh thế quốc gia, cuộc chinh phục các đỉnh cao công nghệ và mục tiêu khai thác nguồn tài nguyên mới. Sau khi hoàn thành tất cả các dự án không người lái, Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ đưa người lên Mặt trăng. Chưa có bất kỳ người nào đặt chân lên Mặt trăng kể từ khi các sứ mệnh Apollo của Mỹ kết thúc năm 1972.
Do Mặt trăng sở hữu bầu khí quyển cực mỏng, nên các tấm pin mặt trời sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với trên Trái đất và "một vành đai"pin mặt trời lắp đặt ở đó có thể "đáp ứng nhu cầu của cả thế giới". Ngoài ra, Mặt trăng cũng rất giàu helium-3, nhiên liệu tiềm năng cho việc vận hành các nhà máy điện hạt nhân, có thể "giải quyết nhu cầu năng lượng của loài người trong ít nhất khoảng 10.000 năm".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.