Con số này tương đương 28.000 phi công mới mỗi năm, Boeing cho biết trong bản cập nhật tình hình kỹ sư và phi công thường niên hôm qua. Nhu cầu từ châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 40% số này. Dù tầng lớp trung lưu đang tăng được dự báo giúp khu vực này vượt Bắc Mỹ thành thị trường máy bay lớn nhất thế giới, các hãng hàng không Trung Quốc và trong khu vực khác có thể sẽ phải rất vất vả để tuyển đủ người, do phi công tự do ở đây khó tìm hơn Mỹ.
Nhu cầu phi công tại châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% toàn cầu |
Nhà sản xuất máy bay Mỹ cũng dự báo các hãng hàng không sẽ chi hơn 5.600 tỷ USD cho 38.000 phi cơ mới trong 2 thập kỷ tới. Khi đó, số máy bay thương mại sẽ tăng gấp đôi hiện nay.
So với năm ngoái, báo cáo năm nay của Boeing cho thấy nhu cầu phi công cao hơn 4%. Nhu cầu này tại tất cả khu vực đều tăng, trừ Nga và các nước Khối Thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS). Các hãng bay khu vực này chỉ cần 17.000 phi công mới trong 2 thập kỷ tới, ít hơn 1.000 so với dự báo năm ngoái. Khi kinh tế Nga chậm lại, Boeing cho rằng sẽ có ít máy bay gia nhập thị trường này hơn.
Phó chủ tịch Dịch vụ bay Boeing - Sherry Carbary cho biết để đáp ứng nhu cầu trên, cả ngành hàng không sẽ phải hợp tác với nhau. "Thách thức này không thể được giải quyết chỉ bằng một công ty. Các hãng sản xuất máy bay, hãng hàng không, hãng sản xuất thiết bị tập luyện, giao nhận, viện đào tạo và giới chức sẽ phải cùng nhau đào tạo phi công và kỹ thuật viên phù hợp".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.