Vụ trưởng Vụ ATGT Nguyễn Văn Thạch ( giữa) đang tiến hành kiểm tra hệ thống ATGT thí điểm trên tuyến QL3) |
Chương trình thực hiện lắp đặt thí điểm hệ thống ATGT trên một số đoạn tuyến QL3, QL6 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Bộ GTVT và công ty Azuma Shokai đến từ Nhật Bản. Nằm trong khuôn khổ chương trình, công ty Azuma Shokai thực hiện thiết kế lắp đặt hệ thống thí điểm ATGT tại vị trí nút giao QL 3 với QL 18 (km 17+600 tuyến QL 3 mới) và QL 6 (km 17 - 200 - km 18 + 700), với sự tham gia phê duyệt thiết kế từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án 2.
Hệ thống đèn cảnh báo điểm giao sử dụng năng lượng mặt trời |
Được biết, công ty Azuma Shokai đến từ Nhật Bản chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị ATGT cho Nhật Bản và các nước Châu Á, với công ty con là Azuma Safety có trụ sở tại Việt Nam.
Về sản phẩm thử nghiệm, đại điện công ty Azuma cho biết, hãng chịu trách nhiệm cung cấp thí điểm các sản phẩm bao gồm: Đinh đường Roadstud VN-II có kết cấu tạo làm từ vật liệu nhựa cao cấp, có khả năng phát sáng huỳnh quang giúp lái xe nhận biết đường, đảm bảo tầm nhìn tốt cho lái xe trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Ngoài ra trên các tuyến đường thử nghiệm cũng đang được áp dụng hệ thống cọc tiêu giao thông (ras cone) trang bị các lớp phản quang. Cọc tiêu này có tác dụng phân chia làn đường nhằm phòng tránh va chạm trực diện, giúp xe lưu thông ổn định. Cọc tiêu được cấu tạo từ cao su độ bền cao và có khả năng hồi phục hình dạng sau khi bị tác động mạnh. Cọc tiêu còn được kết hợp với hệ thống đèn cảnh báo chướng ngại vật sử dụng năng lượng mặt trời, được đặt tại các điểm giao nhằm cảnh báo cho lái xe ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù.
Các thùng chứa nước có tác dụng giảm lực va chạm khi tiếp xúc với xe lưu thông |
Tại khu vực thử nghiệm trên tuyến QL 3 đã có hệ thống cọc cảnh báo kết hợp với các thùng chứa nước giảm lực va chạm, có tác dụng giảm thiểu tác động lực va chạm khi có tài xế không may lao xe vào khu vực phân cách. Hiện tại các thùng chứa nước này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều tuyến đường tại các quốc gia phát triển trên thế giới.
Đối với tuyến QL6 đoạn đi Thung Khe - tuyến đường nằm tại địa hình núi cao, hiểm trở, dễ xảy ra nguy cơ tai nạn - hệ thống đinh cảnh báo đã được lắp đặt trên dải phân cách và 2 bên mép đường nhằm giúp tài xế có thể xác định rõ làn đường đi ngay cả trong đêm.
Một đoạn thí điểm cọc cảnh báo phản quang |
Qua kiểm tra thực tế các địa điểm lắp đặt thử nghiệm hệ thống ATGT, Vụ trưởng Vụ ATGT Nguyễn Văn Thạch cho biết, trước mật độ đgiao thông dày đặc tại các tuyến quốc lộ trọng yếu, đặc biệt trên tuyến đi các khu vực có địa hình ngoằn ngoèo, hiểm trở như đèo Thung Khe (tuyến QL6) với điều kiện thời tiết nhiều sương mù, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Vì thế, các hệ thống cảnh báo đường có khả năng nhận biết dễ dàng kể cả trong điều kiện thời tiết xấu là rất cần thiết.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các công nghệ này vào hệ thống đường xá với mục đích "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì vậy, để có thể giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, "việc đưa các công nghệ nhằm đảm bảo ATGT vào đường xá Việt Nam là cần thiết" - Vụ trưởng nhấn mạnh.
Các tấm đinh phản quang được lắp đặt tại vị tri chia làn và mép đường nhằm giúp tài xế đi đúng hướng trong điều kiện thời tiết cản trở tầm nhìn |
Vị trí đoạn chắn đường cần phải được khắc phục |
Qua công tác kiểm tra, Vụ trưởng Nguyễn Văn Thạch đánh giá cao khả năng tương thích của các hệ thống cảnh báo đối với các tuyến đường của Việt Nam, tuy còn vài điểm cần lưu ý khắc phục như: các đoạn chắn đường tại điểm giao quốc lộ chưa được bo tròn, có thể gây ra thiệt hại nặng đối với xe và người lái nếu có sự va chạm mạnh. Vụ trưởng cũng yêu cầu phía công ty Azuma cần phải mau chóng khắc phục yếu điểm trên.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.