Thí điểm ứng dụng KHCN quản lý và kết nối hoạt động vận tải

Tác giả: Thuỳ Dương

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 26/01/2016 17:09

Bộ GTVT triển khai kế hoạch thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

MJM_7596
Thứ trưởng phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 26/1, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết trong thời gian qua, một số ứng dụng phần mềm kết nối giữa hành khách và các đơn vị vận tải như grab, uber, điều đó chứng tỏ xu thế ứng dụng KHCN trong quản lý vận tải. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại đó là phần mềm kết nối khi thực hiện, chưa thuân thủ quy định của Việt Nam đặc biệt là điều kiện kinh doanh xe hợp đồng. Do đó, Bộ GTVT nghiên cứu và tham mưu trình Chính phủ cho phép ứng dụng KHCN vào quản lý xe theo hợp đồng.

Theo Thứ trưởng, Bộ GTVT xây dựng đề án và kế hoạch hết sức cụ thể để triển khai trong thời gian tới. Đây là cái mới mà phải tuân thủ quy định theo điều kiện kinh doanh xe theo hợp đồng theo Nghị định 86 đồng thời ứng dụng lộ trình công nghệ thông tin trong quản lý vận tải, tạo thuận lợi kết nối giữa hành khách và đơn vị kinh doanh vận tải.

“Đây là thí điểm nên cần sự chỉ đạo của địa phương thực hiện 1 cách nghiêm túc, để có những kinh nghiệm, bài học và triển khai trong thời gian tới. Hiện nay, hợp đồng kinh doan vận tải là hợp đồng bằng văn bản nhưng đề án này ứng dụng hợp đồng điện tử, nếu làm được thì sẽ ứng dụng cho toàn bộ loại hình vận tải”, Thứ trưởng chia sẻ.

MJM_7562
Ông Trần Bảo Ngọc- Vụ trưởng Vụ Vận tải trình bày 

Tại Hội nghị, ông Trần Bảo Ngọc- Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết thí điểm đề án này nhằm đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vào nề nếp và phù hợp với khuôn khổ pháp luật, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ứng dụng KHCN ngành vận tải trong tương lai, đặc biệt là sàn giao dịch vận tải và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về tiết kiệm thời gian và chủ động giao dịch, cũng như xu hướng sử dụng thiết bị di động thông minh.

Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải sẽ ký thoả thuận hợp tác với đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng để cài đặt ứng dụng kết nối vào thiết bị di động cho lái xe được doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền giao kết hợp đồng vận tải.

Hành khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách theo hình thức xe ô tô hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi cần tải ứng dụng kết nối vào thiết bị di động. Khi đăng ký tài khoản, khách hàng sẽ được thông báo rõ các điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ kết nối, cấc quyền lợi, trách nhiệm trước khi sử dụng dịch vụ vận tải.

Công tác thí điểm sẽ được triển khai tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh) trong vòng 2 năm (từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2018). Về đơn vị tham gia thí điểm có Công ty TNHH GrabTaxi, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng kết nối xe hợp đồng khác phải tùy vào tính chất, đặc điểm riêng cụ thể để có đề án thí điểm riêng.

Trong quá trình triển khai thí điểm, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan để đánh giá kết quả và xem xét việc nhân rộng Đề án trên phạm vi cả nước. Cho tới nay, Công ty TNHH GrabTaxi, với ứng dụng GrabCar là đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối đầu tiên và duy nhất được công nhận đủ điều kiện thực hiện Đề án.

Trao đổi tại Hội nghị, đại diện Sở GTVT Khánh Hoà chia sẻ hiện Khánh Hoà có 3.000 xe khách, 1.000 taxi, 8.000 xe tải trong khi cán bộ quản lý vận tải chỉ có 2 người nên rất khó quản lý. Nếu ứng dụng đề án này thì sẽ tiết kiện thời gian cho người dân thông qua hợp đồng điện tử tiện lợi. Tuy nhiên, Sở vẫn trăn chở vấn đề Bộ giao cho Tổng cục ĐBVN sớm có phương án quản lý hợp tác xã dịch vụ vận tải. Đối tượng này có đưa vào thí điểm không? Vì có nhiều trường hợp xe vẫn kinh doanh ở Khánh Hòa nhưng lại quản lý ở TP.Hồ Chí Minh.

Trước ý kiến đó, ông Khuất Việt Hùng- Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng Grab quản lý xe bằng GPS nên đi đâu, có hành trình như thế nào công ty đều nắm được. Do đó, ông Khuất Việt Hùng yêu cầu Grab chuyển dữ liệu cho cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm tra, giám sát.

Đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, ông Vương Ngọc Tuấn-Phó tổng thư ký cho rằng đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử của Bộ GTVT là một trong những chính sách đề cao lợi ích của người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Đề án này sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường vận tải hành khách và mang lại nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Cạnh tranh luôn là động lực tốt nhất để thúc đẩy việc giảm giá, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Còn đại diện cho các đơn vị, HTX vận tải cho biết Grab tích cực trong việc tạo công ăn việc làm cho xe hợp đồng vì mang lại hợp đồng và duy trì công việc cho lái xe. Ngoài ra giảm thiểu chi phí cho DN trong việc ký kết hợp đồng vì hình thức điện tử nhanh gọn chính xác về thời gian, quãng đường, tính cước. TTATGT đảm bảo qua việc gọi xe vì khách hàng sẽ gọi được xe gần nhất, chi phí về xăng dầu, ùn tắc giao thông giảm nhiều thay vì xe phải quay về bãi thì được phép dừng đỗ xe tại các điểm cho phép.

Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị Vụ Vận tải tổng hợp tình hình triển khai nắm bắt cụ thể báo cáo xử lý các tình huống, hành lang pháp lý, mô hình thí điểm bất cập ở những điểm nào với các doanh nghiệp và HTX, còn chủ thể muốn tham gia thì phải vào 2 loại hình kia.

Các Sở GTVT cùng với Grab triển khai thí điểm tại 5 địa phương thì phải vạch ra kế hoạch cụ thể nội dung công việc, trong quá trình triển khai có vướng mắc báo cáo về Bộ; tính toán từ trong quá trình thực hiện có gì vượt trội, hiệu quả thì tổng kết đánh giá, nhân rộng mô hình thí điểm, không để đến kết thúc mới đánh giá.  

Ý kiến của bạn

Bình luận