Thị trường xe máy tăng trưởng tích cực trong năm 2016

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 22/01/2017 14:57

Theo Chủ tịch VAMM, thị trường xe máy tăng trưởng tích cực trong năm qua và vẫn tăng trưởng ổn định do sự chuyển dịch về nhu cầu trong những năm tới.

 

DSC03483-01
Theo Chủ tịch VAMM, thị trường xe máy tăng trưởng tích cực trong năm qua và vẫn tăng trưởng ổn định do sự chuyển dịch về nhu cầu trong những năm tới.

Phóng viên Tạp chí GTVT đã có đã có một số câu hỏi phỏng vấn dành cho ông Yano Takeshi – Chủ tịch Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam về những vấn đề nổi bật của thị trường xe máy trong năm 2016 và chiến lược phát triển trong năm 2017.

Được gọi là thời điểm bão hòa, ông đánh giá như thế nào về thị trường xe máy trong năm 2016 vừa qua?

Ngành công nghiệp xe máy năm 2016 đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực khi thị trường ước tính tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán của 5 công ty FDI thuộc VAMM đạt hơn 3,1 triệu xe.

Ngoài ra, năm 2016, VAMM cũng phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện nghiên cứu về tình trạng “Sở hữu và sử dụng xe máy”. Kết quả chỉ ra rằng: xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế trong ít nhất 10 năm tới vì tính kinh tế và sự tiện lợi. Trong khi, các phương tiện giao thông công cộng lại chưa đủ hấp dẫn và hoàn thiện về cơ sở vật chất cho người dân tin tưởng lựa chọn.

Đây chính là những cơ sở cụ thể để chúng tôi tiếp tục có cái nhìn khả quan về tiềm năng cũng như sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam.

Trong năm 2017 và những năm tới đây, mục tiêu của các hãng xe máy tại Việt Nam sẽ có những “bứt phá” như thế nào, thưa ông?

Theo nhận định của mình, tôi đánh giá thị trường sẽ không tăng đột biến trong những năm tới nhưng vẫn tăng trưởng ổn định do có sự chuyển dịch về nhu cầu, cụ thể là từ xe số sang các mẫu xe ga có giá trị cao tại các thành phố lớn, bởi mức sống của người Việt ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, phân khúc xe thể thao và phân khối lớn cũng sẽ có xu hướng tăng.

Hiện tại, thị trường đang cung ứng đa dạng các loại sản phẩm về kiểu dáng, tính năng và mức giá. Đứng trước nhiều lựa chọn như vậy, đương nhiên người tiêu dùng sẽ “khó tính” và đòi hỏi cao hơn. Bài toán đặt ra cho các hãng sản xuất xe máy là cần nỗ lực cải tiến, đem đến những mẫu xe chất lượng nhất, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng cũng như giúp tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

rs
Ông Yano Takeshi – Chủ tịch Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam.

Có 2 rào cản mà tôi nghĩ ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đang phải đối mặt. Đầu tiên là, tình trạng vi phạm bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và kinh doanh phụ tùng giả nhập lậu chưa được giải quyết triệt để. Việc những chiếc xe nhái hay linh kiện kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường, không chỉ gây nguy hiểm cho người dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà sản xuất chính hãng. Tuy các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp, chế tài xử lý, song, công tác thanh kiểm tra cần chặt chẽ và mạnh tay hơn, để làm trong sạch hoàn toàn môi trường kinh doanh xe máy và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Theo ông, thị trường xe máy Việt Nam cần tháo gỡ những rào cản nào để thúc đẩy sự phát triển.

Mặt khác, ngành công nghiệp phụ trợ xe máy còn khá hạn chế, chưa phát triển đồng bộ với nhu cầu thực tế khi chất lượng và giá thành phụ kiện thiếu ổn định. Nâng cao chất lượng nhằm đáp các tiêu chuẩn quốc tế chính là mục tiêu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất phụ trợ phấn đấu, góp phần thúc đẩy thị trường xe máy Việt.

Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả cao từ Bộ GTVT cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước. Tuy nhiên, VAMM rất mong Chính phủ xây dựng thêm nhiều diễn đàn thảo luận giúp các bên liên quan được bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp toàn diện và tích cực nhất đối với những vấn đề mang tính chiến lược, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn ngành thì

Đồng thời, việc ban hành các quy định, cơ chế, chính sách cần luôn được đảm bảo về lộ trình hợp lý. Điều này không những giúp các nhà sản xuất dễ dàng nắm bắt, có kế hoạch chuẩn bị mà còn hạn chế những tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của ngành.

Ý kiến của bạn

Bình luận