Thông tin mới nhất về kết quả thí điểm cát biển đắp nền đường cao tốc

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Đường bộ 19/12/2023 17:14

Thí điểm cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau đáp ứng yêu cầu đối với đường cao tốc, không tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 1.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 2.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 3.

Quang cảnh hội thảo

Kết quả khả quan bước đầu

Chiều nay (19/12), Bộ GTVT tổ chức Hội thảo khoa học công nghệ đánh giá kết quả thực hiện thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho công trình xây dựng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Văn Dương - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó, việc xây dựng các công trình hạ tầng (công trình xây dựng, công trình giao thông) luôn đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu, bao gồm vật liệu cát dùng để đắp nền đường, san lấp, làm vữa xây dựng và bê tông.

Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 4.

Ông Lê Văn Dương - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường phát biểu tại hội thảo

Với thực tế nguồn tài nguyên cát sông ngày càng khan hiếm, đặc biệt là trong bối cảnh ngành GTVT đang triển khai các dự án xây dựng đường ô tô trên cả nước, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc cung ứng kịp thời vật liệu cát sông phục vụ cho các dự án đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cấp bách phải nghiên cứu, thử nghiệm nhằm tìm ra loại vật liệu thay thế cho cát sông nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Trong đó, cát biển là một trong những loại vật liệu cần nghiên cứu, thử nghiệm để thay thế cho cát sông.

Ông Lê Văn Dương cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ năm 2022, Bộ GTVT đã chủ động triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác thí điểm đã được triển khai tại cao tốc Hậu Giang - Cà Mau do Ban QLDA Mỹ Thuận làm chủ đầu tư.

Đồng thời, năm 2023, Chính phủ cũng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu, đánh giá khai thác thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.

"Sau một thời gian, Bộ GTVT tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành và doanh nghiệp để triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ giao, đến nay kết quả triển khai công tác thí điểm đã có kết quả khả quan bước đầu", ông Dương nói.

Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 5.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 6.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 7.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 8.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 9.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 10.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 11.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 12.
Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 13.

Tại hội thảo, các cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày 9 báo cáo

Đáp ứng nhiều yêu cầu kỹ thuật

Tại hội thảo, các cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày 9 báo cáo làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của đề xuất sử dụng cát biển dùng để đắp nền đường, san lấp, làm vữa xây dựng và bê tông. 

Trong đó chú trọng các nội dung: Các quy định, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến việc sử dụng cát biển dùng để đắp nền đường, san lấp, làm vữa xây dựng và bê tông; các vấn đề về môi trường khi khai thác và sử dụng cát biển; kinh nghiệm của thế giới khai thác hiệu quả cát biển dùng cho các công trình hạ tầng; các đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm đảm bảo đầy đủ khung pháp lý, kỹ thuật, môi trường, bền vững để có thể áp dụng cát biển một cách rộng rãi, có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - môi trường.

Thí điểm cát biển đắp nền đường có kết quả khả quan bước đầu- Ảnh 14.

Vị trí thi công thí điểm

Đáng chú ý, trình bày tại hội thảo, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ GTVT cho biết, vị trí thi công tại đường hoàn trả ĐT978 (giao với cao tốc Hậu Giang - Cà Mau tại vị trí Km79+820). 

Để đảm bảo được tiến độ thi công thí điểm, chỉ có thể lấy tại mỏ cát biển của tỉnh Trà Vinh để cung cấp ngay cho thi công thí điểm, mỏ này đã được cấp phép cho doanh nghiệp khai thác. Khi thí điểm thành công, các dự án tiến hành khai thác tại Sóc Trăng sẽ phải tiến hành thí nghiệm mỏ vật liệu đầu vào theo quy định của tiêu chuẩn thi công nghiệm thu nên việc có sự khác biệt không lớn này là có thể chấp nhận được.

Từ ngày 24/3/2023, bắt đầu thi công được đoạn giữa tuyến (bao gồm 300 m đắp cát biển) song song với công tác tiếp nhận bàn giao mặt bằng từ địa phương. Đến 23/5/2023, đắp xong cát K95 gồm cả cát biển và cát sông trên toàn bộ tuyến đường hoàn trả ĐT978.

Đến ngày 12/7/2023, thi công hoàn thành 240 m đường phía cuối tuyến và cho phương tiện vận chuyển của công trường lưu thông trên đoạn. Đến ngày 7/8/2023 đã thi công xong phần láng nhựa mặt đường toàn tuyến đường hoàn trả ĐT978 theo thiết kế (bao gồm 300 m đoạn thí điểm cát biển)

Lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu xác nhận, đoạn đường thí điểm dùng cát biển đắp nền dài hơn 300 m đi qua vuông tôm của ba hộ dân tại địa phương. Tuy nhiên, đến nay việc nuôi thả tôm của các hộ dân vẫn diễn ra bình thường.

Thông tin về công tác thí nghiệm kiểm định và quan trắc, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ GTVT cho biết, kết quả kiểm tra chất lượng trong thi công cát biển đều đáp ứng yêu cầu đối với đường cao tốc.

Xét về mặt môi trường, sự biến động của các chỉ tiêu (độ mặn, pH) hoàn toàn do điều kiện thời tiết, hoạt động đắp cát biển làm nền đường không tác động đến các giá trị quan trắc.

Các chỉ tiêu vật lý của cát biển đều đạt. Về các chỉ tiêu về môi trường, biến động của các chỉ tiêu (độ mặn, clorua, pH) trong nước mặt, nước ngầm hoàn toàn do điều kiện thời tiết, hoạt động đắp cát biển làm nền đường không ảnh hưởng đến các giá trị quan trắc trong phạm vi đoạn thí điểm tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

"Thi công đắp cát do đó không tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương", đại diện Viện Khoa học và Công nghệ GTVT khẳng định.