Thủ tướng Đức Merkel |
Hôm 3/3, trong một đoạn video được đăng lên cổng thông tin điện tử của Chính phủ Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà dự định tích cực giám sát các chính sách thuế của Mỹ theo hướng hỗ trợ khả năng cạnh tranh của các công ty Đức, như một bước trả đũa thì nước này cũng sẽ tăng cường hợp tác với Pháp theo chương trình "Chính sách thuế nhất quán dành cho các doanh nghiệp".
Bà Merkel nhấn mạnh: "Điều này có nghĩa rằng, nếu chúng tôi đang cân nhắc xem làm thế nào để có thể phát triển một mức thuế chung cho các doanh nghiệp ở Pháp và Đức, thì cũng phải tính đến tình huống mà chúng tôi nhìn thấy hiện giờ ở Mỹ".
Bà cho biết thêm rằng, bản thân bà rất hy vọng trong năm nay sẽ có "một số tiến bộ trong việc thực hiện chương trình".
Hôm 20/2 trong cuộc họp với những người đồng cấp của các nước thành viên EU tại Brussels, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã lên tiếng cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực của kế hoạch cải cách thuế mới của Mỹ đối với châu Âu. Ông cũng kêu gọi EU phải có hành động chung để bảo vệ lợi ích của khối này trước chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Trump.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký luật mới về cải cách thuế, điểm đổi mới quan trọng của luật này là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Mục tiêu chính của cải cách là giành lại đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Mỹ, vốn đã bị giới hạn bởi các loại thuế cao đối với các tập đoàn chuộng đầu tư tại các thị trường nước ngoài cạnh tranh hơn. Ông Trump cũng cho biết, Mỹ đưa ra mức thuế nhập khẩu thép là 25% và nhôm là 10%.
Chuyên gia nhận định, việc giảm thuế doanh nghiệp của Mỹ có thể tạo ra làn sóng giảm thuế doanh nghiệp trên toàn cầu. Các nước như Úc, Pháp, Đức, Nhật có thuế doanh nghiệp cao hơn 30% sẽ chịu áp lực cắt giảm thuế, nếu muốn thu hút đầu tư. Cùng chung bối cảnh, nhiều nền kinh tế châu Á đang gấp rút điều chỉnh các chính sách nhằm đối phó với làn sóng công ty Mỹ rút về nước và xu hướng các công ty trong nước muốn đầu tư vào Mỹ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.