Tòa án tuyên người lao động thắng kiện siêu thị Phố Núi

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 29/03/2017 10:15

Vừa qua, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên với công ty CP In- Đầu tư và phát triển giáo dục Gia Lai.

 

00
Phiên tòa xét xử

Sau khi nghị án, tòa đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên hủy các nghị quyết, quyết định về việc thu hồi của phần của công ty với các nguyên đơn. Qua đó, việc công ty thu hồi số của phần của các nguyên đơn là không đúng với các quy định của Bộ luật Lao động và Bộ luật Doanh nghiệp.

Với bản án này, xem như các nguyên đơn gồm: Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1970), Nguyễn Thị Phượng (SN 1975) và bà Lê Thị Thúy Liễu (SN 1978) đã thắng kiện trong vụ kiện tranh chấp với công ty CP In- Đầu tư phát triển giáo dục Gia Lai do ông Nguyễn Đức Huyền, Phó Tổng Giám đốc làm người đại diện, xung quanh thất thoát hàng hóa tại siêu thị Phố Núi.

Theo hồ sơ, năm 2008, công ty thành lập siêu thị Phố Núi. Năm 2013, công ty phát hiện siêu thị Phố Núi thất thoát hàng hóa, thiệt hại hơn 1 tỉ đồng. Cho rằng bà Nguyệt (nguyên Phó Tổng giám đốc công ty kiêm giám đốc siêu thị), bà Phượng (nguyên kế toán trưởng công ty) và bà Liễu (kế toán siêu thị) làm thất thoát số tiền này nên HĐQT công ty quyết định thu hồi toàn bộ số cổ phần của bà Nguyệt (hơn 449 triệu đồng), bà Phượng (hơn 165 triệu đồng) và bà Liễu (hơn 50 triệu đồng), đồng thời tước quyền cổ đông của 3 người. Trước đó, Công ty In đã thu hồi 9.000 cổ phần đã tặng cho 3 người này.

Sau đó, cả ba khởi kiện công ty đề nghị hủy bỏ các văn bản, quyết định, nghị quyết liên quan đến việc thu quyền sở hữu của mình, đồng thời phải trả tiền cổ tức từ năm 2013-2015.

Tháng 6-2016, TAND tỉnh Gia Lai xử sơ thẩm tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của các nguyên đơn, chỉ chấp nhận yêu cầu khởi kiện về hưởng cổ tức các năm 2013, 2014 và buộc công ty trả số tiền cổ tức trong 2 năm trên cho họ.

Đại diện bị đơn là ông Nguyễn Đức Huyền (Phó tổng giám đốc Công ty) cho rằng ba nguyên đơn gây thiệt hại cho công ty hơn 1 tỷ đồng. Việc thu hồi cổ phiếu của các nguyên đơn là căn cứ điều lệ của công ty năm 2015. Công ty có quyền thu hồi số cổ phần này để bù vào phần thiệt hại.

Sau đó ba nguyên đơn kháng cáo vì cho rằng tòa đánh giá chứng cứ chưa công tâm, khách quan làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các nguyên đơn trình bày việc công ty phát hiện bị thiệt hại trong khi họ không được chứng kiến, không biết nguyên nhân thiệt hại nhưng vẫn bị quy trách nhiệm. Sau khi phát hiện thất thoát và quy trách nhiệm nhưng cả ba người chưa bị công ty khởi kiện hoặc bị xét xử về việc này.

Luật sư Đỗ Pháp – Trưởng văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (Đà Nẵng), người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho ba nguyên đơn cho rằng trong bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Gia Lai lá trái pháp luật vì đã suy diễn vô căn cứ, chưa tuân thủ quy định của luật tố tụng dân sự và các hệ thống pháp luật khác. Từ đó đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận các nội dung kháng cáo của phía nguyên đơn.

Cũng theo đại diện VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thì cách tính thiệt hại của công ty không đảm bảo, việc áp dụng điều lệ để thu hồi cổ phần phía nguyên đơn không có căn cứ. Nếu đúng các nguyên đơn có làm thất thoát tài sản trong thời gian trên phải áp dụng  điều lệ công ty năm 2009, chứ không phải điều lệ công ty năm 2015. Vì Điều lệ năm 2015 lại chưa được phê duyệt của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai.Từ đó, đại diện VKS nói việc kháng cáo của các nguyên đơn là có căn cứ nên đề nghị HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo.    

Qua đó, Chủ tọa phiên tòa cho rằng việc công ty thu hồi số của phần của các nguyên đơn là không đúng với các quy định của Bộ luật Lao động và Bộ luật Doanh nghiệp. Từ đó HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên hủy các nghị quyết, quyết định về việc thu hồi của phần của công ty với các nguyên đơn.

Ý kiến của bạn

Bình luận