Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Chính trị 26/07/2024 13:43

Đọc điếu văn tại lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 1.

Điều hành tang lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang cho biết: “Trong niềm tiếc thương vô hạn, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta tập trung tại đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng!”.

Đúng 13h00 chiều nay (26/6), Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Tại Nhà tang lễ quốc gia, dự lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hunsen, cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez và nhiều đại diện đoàn quốc tế cùng dự lễ truy điệu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 2.

Chủ tịch nước Tô Lâm đọc điếu văn truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh TTXVN

Đọc điếu văn truy điệu, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 3.

Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng là Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng".

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú", điếu văn do Chủ tịch nước đọc.

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần lúc 13h38 ngày 19/7 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do tuổi cao, bệnh nặng.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra lúc 15h00 ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Theo Chủ tịch nước, gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, giáo sư, tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

"Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay", điếu văn có đoạn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 4.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 5.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 7.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 8.

Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ quốc gia đi theo lộ trình: Nhà tang Lễ Quốc gia - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trưởng Cách mạng tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú – Kim Mã - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - đường gom Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - vào Nghĩa trang Mai Dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 9.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 10.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 11.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 12.

Linh xa đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các tuyến phố hướng về nơi an táng - Nghĩa trang Mai Dịch

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 13.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 14.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 15.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 16.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 17.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 18.

Người dân đứng hai bên đường đoàn di quan đi qua để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 19.

Trên nhiều tuyến đường đoàn lễ tang đi qua, người dân đứng chờ sẵn với di ảnh Tổng Bí thư trên tay để tưởng nhớ, tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 20.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 21.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 22.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 23.

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên đường chào tiễn biệt Tổng Bí thư khi linh cữu của ông đi qua

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 24.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 25.

Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đến nơi an nghỉ cuối cùng - Nghĩa trang Mai Dịch để chuẩn bị nghi thức an táng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 26.

Phát biểu sau lễ an táng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng ban tổ chức lễ tang gửi lời cảm ơn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu khách quý, đồng bào và các cơ quan, đoàn thể, các đoàn ngoại giao... đã tới dự lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo kiên trung, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân- Ảnh 27.

Các đại biểu dự Lễ an táng tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Gần 200.000 lượt người dân viếng Tổng bí thư

Theo Ban Tổ chức lễ tang, trong 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có 6.000 đoàn đại biểu trung ương, địa phương, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân trong nước và 100 đoàn đại biểu quốc tế và 200.000 đồng bào đến viếng Tổng bí thư tại Nhà tang lễ quốc gia, hội trường Thống Nhất TP. HCM và quê nhà xã Đông Hội.

Gần 500.000 lượt người dân gửi lời chia buồn qua sổ tang điện tử. Nhiều bạn bè quốc tế đến viếng, gửi điện chia buồn.

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng

- Họ và tên: Nguyễn Phú Trọng

- Ngày sinh: 14/04/1944

- Dân tộc: Kinh

- Quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

- Ngày vào Đảng: 19/12/1967; Ngày chính thức: 19/12/1968

- Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Ngữ văn

- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Tiếng Nga D, Tiếng Anh B

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- Ủy viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII

- Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1957 - 1963: Học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

1963 - 1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 - 1973).

8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.

5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.

9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc

9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

8/1983 - 2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng uỷ (7/1985 - 12/1988) rồi Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991).

3/1989 - 4/1990: Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

5/1990 - 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

8/1991 - 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

01/1994 - nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

8/1996 - 02/1998: Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

12/1997 - nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

02/1998 - 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hoá và khoa giáo của Đảng.

8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 - 8/2006).

01/2000 - 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV.

5/2002 - nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

6/2006 - 7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

01/2011 đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII, Bí thư Quân uỷ Trung ương.

02/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

08/2016 đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

10/2018: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

04/2021: Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IV, được Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

06/2021: Đại biểu Quốc hội khóa XV.


Ý kiến của bạn

Bình luận