Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đổi mới thích ứng với dịch bệnh Covid-19

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 04/01/2022 06:05

Mặc dù năm 2021 chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19, tuy nhiên Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã xuất sắc hoàn thành với tổng doanh thu tăng 4,3%.

h3

Năm 2021 Tân Cảng Sài Gòn đạt tổng doanh thu toàn hệ thống tăng 4,3% so với năm 2020.

Tạp chí Giao thông Vận tải đã có cuộc trao đổi với Đại tá Phạm Văn Phèn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn) về những chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược phát triển thích ứng với đại dịch Covid-19 hoàn thành “mục tiêu kép”.

Thưa Đại tá trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” Tân Cảng Sài Gòn đã triển khai thực hiện “mục tiêu kép” như thế nào?

Đại tá Phạm Văn Phèn - Phó Tổng Giám đốc Tân Cảng Sài Gòn: Tình hình dịch Covid-19 có thể kéo dài do sự xuất hiện của biến thế mới “Omicron” có khả năng “lẩn tránh” hàng rào kháng thể vaccine, lây lan mạnh trên phạm vi toàn cầu làm cho quá tải hệ thống y tế điều trị. Tuy nhiên với xu thế mở cửa, giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục được đẩy mạnh. Vì vậy, Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc và toàn thể cán bộ, người lao động của Tân Cảng Sài Gòn quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết số 128/NQ-CP của Thủ tướng chính phủ với phương châm “Chủ động, an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch để sản xuất” với giải pháp đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động, khách hàng của Tân Cảng Sài Gòn hình thành nếp văn hóa và thói quen “5K” ở mọi lúc, mọi nơi.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và giao dịch với khách hàng, đây là giải pháp then chốt và lâu dài vừa tiếp tục nâng cao năng suất lao động, vừa hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; tổ chức tiêm sớm vaccine mũi tăng cường kết hợp với các biện pháp chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động có bệnh mạn tính, hội chứng chuyển hóa, bệnh nền để làm giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong cho người lao động khi nhiễm Covid-19; chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ dựa theo tình hình dịch để truy vết, cách ly F0, người nghi nhiễm sớm tạo vùng xanh các cơ sở cảng bảo đảm an toàn cho người lao động và khách hàng đến giao dịch; quy hoạch và tìm nguồn quỹ đất để xây nhà ở cho người lao động thực hiện “3 tại chỗ” khi dịch bùng phát, thu hút người lao động thuê trọ ở ngoài về ở để có vùng xanh nguồn lao động lâu dài cho hoạt động sản xuất. 

h2
Kiểm tra, đo thân nhiệt khách hàng ra vào cảng Tân Cảng - Cát Lái.

Dịch bệnh Covid-19 làm phát sinh nhiều chi phí, vậy Tân Cảng Sài Gòn có chính sách chia sẻ, đồng hành phát triển với khách hàng không thưa Đại tá?

Đại tá Phạm Văn Phèn: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là giai đoạn từ giữa Quý III năm 2021 đã nhiều nhà máy, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động do yêu cầu phòng chống dịch. Điều này dẫn đến lượng container hàng nhập tồn bãi tại các cơ sở cảng, ICD tăng nhanh gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, khai thác và luồng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với thông điệp “Doanh nghiệp và Tân Cảng Sài Gòn - cùng đồng hành, cùng sẻ chia”, Tân Cảng Sài Gòn đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan, nhất là Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), Tổng cục Hải Quan cùng với sự chung tay chia sẻ, đồng hành của các hãng tàu, khách hàng để thiết kế và triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, đảm bảo, duy trì hoạt động sản xuất thông suốt tại cảng Tân Cảng - Cát Lái và các cơ sở trực thuộc Tân Cảng Sài Gòn đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cụ thể, Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức sắp xếp lại container để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập và nâng tối đa khả năng chất xếp container trên bãi; điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài cảng để có thêm chỗ chứa container hàng nhập với toàn bộ chi phí vận chuyển do Tân Cảng Sài Gòn chi trả; Tân Cảng Sài Gòn cũng đã tổ chức hội thảo, đối thoại khách hàng ở quy mô lớn theo hình thức trực tuyến với hơn 1.650 khách tham dự, nhằm nắm bắt những khó khăn và giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của khách hàng qua đó sắp xếp hoạt động tổ chức sản xuất phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Mặc dù dịch Covid-19 tác động khiến doanh nghiệp tăng rất nhiều chi phí phục vụ chống dịch, đảm bảo sản xuất, tuy nhiên Tân Cảng Sài Gòn không tăng giá dịch vụ mà đồng hành cùng khách hàng, cơ quan chức năng để giảm thiểu phát sinh chi phí do dịch gây ra. Cụ thể, Tân Cảng Sài Gòn cũng đã thống nhất với Tổng cục Hải quan và áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển, nâng hạ container cho khách hàng để chuyển lượng container tồn bãi lâu ngày từ cảng Tân cảng Cát Lái về các ICD/cơ sở cảng khác của Tân Cảng Sài Gòn để thuận tiện hơn cho khách hàng giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn đã chủ động trao đổi, thống nhất với các hãng tàu, khách hàng để chủ động trong kế hoạch vận chuyển và giao nhận hàng hóa tại các cơ sở cảng, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh.

Với sự chỉ đạo và tích cực tháo gỡ của các Bộ, ngành liên quan và sự chung tay chia sẻ khó khăn với các hãng tàu, khách hàng, các nhóm giải pháp của Tân Cảng Sài Gòn đã phát huy tác dụng, đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh các tỉnh phía Nam, không để xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng.

Với thông điệp “Doanh nghiệp và Tân Cảng Sài Gòn - cùng đồng hành, cùng sẻ chia”, Tân Cảng Sài Gòn đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, nhất là Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) Tổng cục Hải Quan cùng với sự chung tay chia sẻ, đồng hành của các hãng tàu, khách hàng để thiết kế và triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, đảm bảo, duy trì hoạt động sản xuất thông suốt tại cảng Tân Cảng - Cát Lái và các cơ sở trực thuộc Tân Cảng Sài Gòn đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cụ thể, Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức sắp xếp lại container để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập và nâng tối đa khả năng chất xếp container trên bãi; điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài cảng để có thêm chỗ chứa container hàng nhập với toàn bộ chi phí vận chuyển do Tân Cảng Sài Gòn chi trả; đồng thời tổ chức hội thảo trực tuyến đối thoại khách hàng nhằm nắm bắt những khó khăn và giải đáp những vướng mắc, kiến nghị qua đó sắp xếp hoạt động tổ chức sản xuất phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Mặc dù dịch Covid-19 tác động khiến doanh nghiệp tăng rất nhiều chi phí phục vụ chống dịch, đảm bảo sản xuất, tuy nhiên Tân Cảng Sài Gòn không tăng giá dịch vụ mà đồng hành cùng khách hàng, cơ quan chức năng để giảm thiểu phát sinh chi phí do dịch gây ra. Cụ thể, Tân Cảng Sài Gòn cũng đã thống nhất với Tổng cục Hải quan và áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển, nâng hạ container cho khách hàng để chuyển lượng container tồn bãi lâu ngày từ cảng Cát Lái về các ICD/cơ sở cảng khác của Tân Cảng Sài Gòn để thuận tiện hơn cho khách hàng giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn đã chủ động trao đổi, thống nhất với các hãng tàu, khách hàng để chủ động trong kế hoạch vận chuyển và giao nhận hàng hóa tại các cơ sở cảng, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh.

h1
Lãnh đạo Tân Cảng Sài Gòn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Cụm cảng Cái Mép -Thị Vải.

 Tân Cảng Sài Gòn đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý và điều hành như thế nào nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và cắt giảm chi phí?

Đại tá Phạm Văn PhènTrong thời gian qua, lãnh đạo Tân Cảng Sài Gòn đã quyết liệt chỉ đạo Phòng Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị đưa vào vận hành nhiều phần mềm, tiện ích mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là đảm bảo duy trì liên tục các hoạt động của cảng, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp trong giao dịch cảng và logistics trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cụ thể như sau:

Đưa vào sử dụng tính năng vào sổ tàu qua mạng ngày 18/7/2021, cho phép khách hàng đăng ký tàu xuất qua mạng thay thế đăng ký thủ công truyền thống bằng giao dịch trực tuyến. Giảm công sức con người (nhân sự) để đối chiếu dữ liệu bán thủ công bằng việc đối chiếu sai khớp dữ liệu chuẩn xác hơn trên máy tính. Khách hàng có thể đăng ký dịch vụ từ xa giúp tiết giảm chi phí đi lại, chủ động trong việc đăng ký vào sổ tàu, xử lý các phát sinh sớm, tránh bị động, dồn ứ trước giờ cắt máng (Cut-off time). Đồng thời chấm dứt việc khách hàng tập trung làm thủ tục tại khu vực đăng ký tàu xuất, góp phần lớn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Phát triển tính năng chứng từ giao nhận container điện tử (eEIR) theo điều 5, Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Hiện đại hóa quy trình giao nhận container tại cảng, bên cạnh các lợi ích về bảo mật và lưu trữ thông tin, eEIR còn giúp giảm thời gian các xe phải dừng chờ ở cổng cảng, qua đó giúp xe quay vòng nhanh hơn. eEIR còn giúp giảm lượng giấy in, qua đó góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống dịch Covid, tiền đề để xây dựng cảng Tân Cảng-  Cát Lái thành cảng xanh, hiện đại, an toàn. Hiện tại tính năng này đang được Trung tâm Điều độ cảng khảo sát các đối tượng sử dụng liên quan (giao nhận, tài xế) trước khi triển khai. Phát triển và triển khai sử dụng tính năng báo cáo eTDR (TDR điện tử) nâng cao chất lượng dịch vụ cho hãng tàu, hạn chế tiếp xúc vật lý.

Hoàn thành chỉnh sửa ePort & TOPOVN phục vụ tính năng tra cứu, truyền nhận dữ liệu Booking điện tử (eBooking) (giai đoạn 2), giúp hãng tàu, khách hàng tra cứu thông tin tình trạng Booking. Khách hàng có thể đăng ký lấy rỗng theo eBooking trên ePort. Các bộ phận hiện trường giao nhận cổng, vi tính cổng, điều độ bãi rỗng thực hiện giao rỗng theo eBooking; Cắt giảm bước quy trình thủ công bằng giao tiếp trực tuyến (online), bằng truyền nhận dữ liệu tự động. Qua đó cắt giảm một loạt các chi phí (nhân sự, giấy mực in, đi lại…) cho cảng, khách hàng, hãng tàu; giảm thời gian xử lý, tăng vòng quay khai thác, hạn chế dịch bệnh do tiếp xúc.

Tiến hành đưa vào vận hành thành công ngày 17/6/2021dự án triển khai hệ thống giám sát nhiệt độ container lạnh tại cảng Tân Cảng Cát Lái và Tân Cảng Phú Hữu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ container lạnh, hạn chế thao tác thủ công và tiếp xúc vật lý.

Đưa vào hoạt động giai đoạn 1 ngày 25/6/2021 Ứng dụng di động cho Thủ tục Hải quan (CHB): Đã triển khai được 100% đơn hàng nhập khẩu và khoảng 70% đơn hàng xuất khẩu trên ứng dụng CHB. Ứng dụng giúp người điều hành CHB-SNPL có công cụ lập kế hoạch và phân công nhân sự thực hiện, đồng thời cập nhật các chứng từ liên quan về hệ thống quản lý tập trung. Ứng dụng kết nối chặt chẽ với hệ thống OTM, ePort đã giúp Trung tâm dịch vụ Logistics Tân Cảng có đủ thông tin từ lúc đặt hàng, thủ tục chứng từ đến vận chuyển; từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và điện tử hoá các giao dịch hải quan, hạn chế tối đa tiếp xúc vật lý.

Triển khai cổng ký số cho các đối tác của Tân Cảng Sài Gòn thực hiện ký số sản lượng trong thời gian giãn cách dịch Covid-19 và bình thường mới. Các đối tác Công ty CP Đại lý Giao nhận vận tải và Xếp dỡ Tân Cảng, Công ty CP Giải pháp Công nghệ thông tin Tân Cảng đã thực tế áp dụng ký số hoàn toàn trên cổng; Công ty CP Vận tải thủy Tân Cảng đang triển khai; Phòng kế hoạch kinh doanh đã ký số hơn 500 hồ sơ thanh toán. Các thủ tục hành chính, mua sắm nội bộ được thực hiện kí điện tử tối đa trên Văn phòng điện tử nhằm giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc lây nhiễm trong giai đoạn bình thường mới.

Đảm bảo hoạt động hệ thống Công nghệ thông tin hoạt động ổn định, an toàn phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa của cán bộ, công nhân viên Tổng công ty. Triển khai các phương án đảm bảo cho cán bộ, công nhân viên Tổng công ty làm việc từ xa tiện lợi, an toàn theo thông báo số 1083/TB-BCĐ của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Tổng công ty thông qua các giải pháp mạng riêng ảo (VPN), thư điện tử (email), hội họp trực tuyến, văn phòng điện tử (eoffice), truy cập từ xa vào hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác điều hành sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty nâng cao nhận thức và phòng tránh các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin khi làm việc từ xa do dịch bệnh. Phối hợp Trung tâm Điều độ cảng triển khai các phương án đảm bảo sản xuất trong trường hợp cách ly do nhiễm Covid-19 trong đơn vị. Triển khai thi công kết nối mạng và đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị dự phòng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất trong tình huống xảy ra dịch bệnh trong đơn vị.

Nghiên cứu giải pháp JotForm để khách hàng khai báo kết quả xét nghiệm Covid-19 trước khi vào cảng. Nhân viên cổng cảng có thể kiểm tra kết quả xét nghiệm và ngày hiệu lực dựa vào mã QR do hệ thống JotForm trả về sau khi khách hàng đăng ký. Phối hợp với Trung tâm Y tế Tân Cảng và đối tác đưa vào vận hành ứng dụng di động phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Tân Cảng (SNP Care), cho phép cán bộ, người lao động có để đăng ký khám và khai báo sức khoẻ từ xa trên ứng dụng, phục vụ công tác khám chữa bệnh trong tình hình dịch Covid hiện nay. Bổ sung thêm phân hệ quản lý tiêm chủng trên hệ thống Quản lý phòng khám của Trung tâm Y tế.

Hoạt động sản xuất tại cảng Tân Cảng - C
Tân Cảng Sài Gòn đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu trong năm 2021.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tân Cảng Sài Gòn năm 2021 đạt được so với năm 2020?

Đại tá Phạm Văn Phèn: Kết thúc năm 2021, mặc dù các cơ sở kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng Tân Cảng Sài Gòn đã xuất sắc hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Trong đó, tổng doanh thu toàn hệ thống tăng 4,3% so với năm 2020; thu nhập bình quân toàn Tổng công ty tăng 2,9%, Năng suất lao động bình quân tăng 1,57% so với năm 2020.

 Chiến lược phát triển của Tân Cảng Sài Gòn trong năm 2022 như thế nào thưa Đại tá?

Đại tá Phạm Văn Phèn: Năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tổng quát “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả”, “tận dụng tốt các cơ hội để thúc đấy phục hồi kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể” đặt mục tiêu phấn đấu GDP tăng 6-6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4% trong năm 2022. Dự kiến hoạt động sản xuất được phục hồi và sản lượng xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng trưởng trở lại so với nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, dịch Covid-19 với những biến chủng mới xuất hiện vẫn đe dọa tới tiến độ bình thường hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, thách thức tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Tân Cảng Sài Gòn xây dựng định hướng kinh doanh “Không ngừng đổi mới, tăng cường hợp tác, đầu tư, nâng sức cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả” với mục tiêu tăng trưởng sản lượng 6,5% và các chỉ tiêu kinh tế tăng trên 3,5% so với thực hiện 2021, đảm bảo ổn định đời sống, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.

Phóng viên: Xin cảm ơn Đại tá.

Ý kiến của bạn

Bình luận