Tổng giá trị và khối lượng bảo dưỡng thường xuyên đến nay đạt trên 50% kế hoạch năm 2018. Các cục và sở GTVT đã ký kết quy chế phối hợp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ với các địa phương, qua đó nhiều vi phạm được xử lý. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, các đơn vị đã xử lý nhiều vi phạm hành lang đường bộ, nhiều công trình hư hỏng hoặc bất cập được phát hiện, xử lý. Qua rà soát đã xác định được một số cầu hư hỏng cần sửa chữa đột xuất như hiện tượng trôi gối cao su ở một số đỉnh trụ của cầu Vĩnh Thịnh, cầu Cúc Phương I và II trên đường Hồ Chí Minh, từ đó phải kê kích và lắp lại gối cầu nhằm bảo đảm ATGT; một số cầu khác có hiện tượng xói bệ mố, trụ... đang được các đơn vị khắc phục.
Tuy vậy, hiện vẫn còn một số tuyến đường chất lượng xấu chủ yếu là các đường mới chuyển thành quốc lộ từ 01 - 3 năm gần đây như: QL4H ở Điện Biên, Lai Châu, QL219B ở Sơn La; QL19C, QL29 ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên... Số vụ việc vi phạm hành lang an toàn đường bộ vẫn còn tồn tại, nhiều nhà thầu chưa báo cáo kịp thời các vi phạm hành lang an toàn, một số chi cục, sở GTVT chưa kiên quyết lập biên bản, xử lý vi phạm... Về chất lượng bảo dưỡng thường xuyên ở nhiều đoạn tuyến qua kiểm tra chưa đạt, phải xử lý nhà thầu và chấn chỉnh cả cơ quan quản lý (ví dụ Sở GTVT Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế...).
Tổng cục ĐBVN đã tổ chức đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên giai đoạn 2018 - 2020, công tác tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai để lựa chọn nhà thầu, trong đó Cục QLĐB III và Cục QLĐB IV đã đi đầu áp dụng dụng đấu thầu qua mạng 100%. Với những kết quả bước đầu cho thấy, tỷ lệ và giá trị giảm giá cao thể hiện sự cạnh tranh hơn giai đoạn trước. Trong thời gian tới, Tổng cục ĐBVN sẽ tổng hợp kết quả đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên toàn bộ hệ thống quốc lộ.
Công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ |
Tổng cục ĐBVN đã thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát, xử lý “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT, sơn vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, biển chỉ dẫn, biển báo cấm đỗ xe trên đường hẹp, đông đúc, bố trí đinh phản quang, tiêu dẫn hướng trên các tuyến giao thông huyết mạch, đường đèo dốc, vực sâu, sương mù; tập trung cao vào công tác sơn kẻ tim đường, các “điểm đen” bức xúc của dư luận với kinh phí ít nhưng hiệu quả, góp phần giảm TNGT.
Thời gian qua, các đơn vị chức năng đã xử lý 243 “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT. Ngoài ra, trong công tác quản lý, sửa chữa bảo trì đã xử lý khoảng 100 điểm mất ATGT khác; sơn kẻ 309.000m vạch sơn đường; thay thế, điều chỉnh 603 cụm biển báo, sửa chữa, bổ sung 117.000m hộ lan tôn sóng, điều chỉnh 17 điểm mở dải phân cách giữa bất hợp lý. Ngoài ra, qua các giải pháp cảnh báo, sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, tổ chức giao thông đã phòng ngừa hàng trăm vị trí mất ATGT khác.
Tổng cục ĐBVN đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, rà soát từng vị trí “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT (trong đó có đường lánh nạn cho xe mất phanh), ưu tiên xử lý ngay trong năm 2018 và kế hoạch bảo trì năm 2019, cụ thể: Qua rà soát còn 136 "điểm đen", 161 điểm tiềm ẩn. Năm 2018, Tổng cục sẽ tập trung xử lý các “điểm đen” và một số các điểm tiềm ẩn TNGT nguy hiểm có kinh phí thấp, còn lại các điểm tiềm ẩn khác sẽ được xử lý dần trong kế hoạch năm 2019; nghiên cứu xử lý thực trạng tại đèo Lò Xo trên đường Hồ Chí Minh giáp địa bàn tỉnh Quảng Nam và Kon Tum; thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý ngay các vị trí nhỏ lẻ phát sinh với các giải pháp vạch sơn, biển báo, phân làn đường, dải phân cách, tổ chức lại giao thông tại nút giao cắt, các trạm thu phí sử dụng đường bộ.
Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018, các đơn vị đã cố gắng hoàn thành việc quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác 154 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 24.598km, trong đó 21.416km đang thực hiện quản lý, bảo trì sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương (các cục QLĐB: 8.372km, các sở GTVT: 13.044km), 999km đã bàn giao đầu tư xây dựng cơ bản và 2.183km đã bàn giao cho các nhà đầu tư PPP quản lý, khai thác, bảo trì; 6.255 cầu, 12 bến phà và 10 công trình hầm (bao gồm cả đường BOT) an toàn, thông suốt.
Công tác giải ngân đạt 3.971,977 tỷ/7.200,14 tỷ đồng, đạt 60,48%. Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, Tổng cục phối hợp với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đã xây dựng xong Đề án nhu cầu vốn quản lý, bảo trì giai đoạn 2019 - 2030 và đã có tờ trình trình Bộ GTVT, đồng thời hoàn thành công tác xây dựng kế hoạch chi ngân sách quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2018 trình Bộ và Hội đồng Quỹ giao vốn trong các đợt. Bên cạnh đó, Tổng Cục đang xây dựng kế hoạch bảo trì năm 2019 o
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.